Mẹ&Con – Táo bón “hành hạ” trong những tháng cuối thai kỳ không chỉ khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng tìm hiểu cách trị táo bón khi mang thai tháng cuối trong bài viết sau để không còn lo đến vấn đề này nữa, mẹ nhé! Thực phẩm nên tránh 3 tháng cuối thai kì Mang thai bị táo bón kéo dài Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai tháng cuối

Bà bầu bị táo bón trong những tháng cuối thai kỳ do nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự phát triển nhanh chóng của thai nhi chính là nguyên nhân cơ bản. Thai nhi phát triển nhanh khiến các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón. Kèm theo đó là việc tăng cân nhanh, ít vận động của mẹ bầu cũng rất dễ dẫn đến táo bón trong giai đoạn này.

Hơn nữa, nồng độ hormone progesterone tăng cao ức chế các cơ của ruột già hoạt động cũng dẫn đến táo bón cho mẹ. Chưa kể, việc mẹ bầu bổ sung sắt và canxi nhưng ít uống nước vì ngại đi tiểu nhiều cũng làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

 táo bón khi mang thai tháng cuối

Mẹ bầu rất dễ mắc chứng táo bón khi mang thai trong những tháng cuối. (Ảnh minh họa)

Mẹo trị táo bón khi mang thai tháng cuối

Nạp nhiều nước hơn

Nước giữ nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động trao đổi chất bên trong cơ thể. Chúng được xem là “thuốc nhuận tràng” tự nhiên giúp đánh tan táo bón. Do đó, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ đi đại tiện dễ dàng hơn.

Mỗi ngày, mẹ bầu có thể uống khoảng 2,5 lít nước (tương đương với khoảng 8 ly nước). Ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống thêm nước trái cây, nước ép rau củ hoặc các thức uống lành mạnh khác.

Tăng cường chất xơ

Mẹ bầu nhớ tăng cường chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ sớm thoát khỏi táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho mẹ bầu có thể kể đến các loại rau lá xanh và các loại củ quả tươi.

Ăn chậm, nhai kỹ

Mẹ bầu cũng đừng quên tạo thói quen ăn chậm, nhai kỹ trong giai đoạn cuối thai kỳ. Ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón.

Vận động nhiều hơn

Thường xuyên vận động cơ thể bằng cách luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai, bơi lội hoặc đi bộ sẽ giúp kích thích nhu động ruột, khắc phục táo bón. Vận động trong giai đoạn cuối cùng này của thai kỳ, mẹ cũng nhận được lợi ích trong quá trình chuyển dạ đấy!

Không nhịn đi tiêu

Chẳng có lợi chút nào khi nhịn đi đại tiện, vì việc làm này sẽ khiến ruột hấp thu nhanh chóng nước từ phân, làm phân cứng, gây táo bón và đi ngoài khó khăn hơn. Vì vậy, khi có nhu cầu đi tiêu, mẹ nhớ đi ngay nhé!

Lưu ý nhỏ cho mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tháng cuối:

  • Không nên massage bụng khi bị táo bón, vì có thể dẫn đến sảy thai nếu không thực hiện đúng cách.
  • Tuyệt đối tránh việc tự ý dùng các loại thuốc nhuận tràng khi bị táo bón. Tốt nhất, trong trường hợp táo bón kéo dài, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị.
Tags:

Bài viết liên quan