Mẹ&Con - Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần tuyệt đối tránh những điều này nếu như muốn cuộc vượt cạn diễn ra dễ dàng và thành công. 8 điều chồng nên làm cho vợ trong tháng cuối thai kỳ Thay đổi của “bầu” trong 3 tháng cuối thai kỳ Cẩn thận với tháng đầu của thai kỳ

Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đừng ăn quá no nhưng cũng không được để bụng quá đói. Nếu ngực căng cứng chúng ta có thể mát xa ngực nhưng đừng lầm nhẫn với việc kích thích đầu ti. Ngoài ra, còn rất nhiều điều mà mẹ bầu cần tránh ở giai đoạn đặc biệt này.

1. Tắm bồn nước nóng, xông hơi
Những điều này làm bà bầu khá thích thú vì nó giúp cơ thể thư giãn, giảm street nhưng ở những tháng cuối thai kì, điều này hoàn toàn không tốt. Xông hơi hoặc tắm bồn nước nóng, nhiệt độ cao có thể làm giảm lưu thông máu vì cách mạch máu bị giãn ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nguồn cung cấp máu cho em bé trong bụng.

2. Quan hệ vợ chồng
Tháng thứ hai của thai kì là khoảng thời gian các cặp vợ chồng có thể làm “chuyện ấy” một cách thoải mái. Càng gần đến ngày lâm bồn, mẹ bầu nên hạn chế quan hệ bởi điều này sẽ làm bạn mệt mỏi, mất sức. Song song với đó, sự hưng phấn khi “lên đỉnh” cũng sẽ kích thích tử cung co giãn, khả năng sinh non cực kì cao.

3. Lười vận động
Đây là khuyết điểm chung của nhiều mẹ bầu. Lý do cũng dễ hiểu bởi càng sắp đến ngày sắp lâm bồn, bụng mẹ càng to và kéo theo đó lưng càng đau, chân tay phù nề rất khó di chuyển. Tuy nhiên, lười vận động sẽ khiến cơ thể mẹ bị “ì”, khó sinh con. Mẹ bầu ơi, chỉ cần tập thể dụng nhẹ nhàng bằng cách đi lại trong nhà, bạn đã giúp đỡ cơ thể mình khá nhiều rồi.

tránh lười vận động

4. Ăn quá no
Vì làm biếng, thay vì chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày có những mẹ bầu lại ăn quá no trong một bữa. Trong giai đoạn nước rút này, thai nhi nằm ở phần bụng dưới khiến tử cung nở khá to, chèn ép lên các cơ quan tiêu hóa. Nếu ăn quá no, việc tiêu hóa của mẹ bầu sẽ và khá vất vả.

5. Xoa đầu ti
Càng ở những tháng cuối thai kỳ, ngực càng căng tức do sữa về. Mát xa “núi đôi” sẽ khiến mẹ bầu dễ chịu hơn, tuy nhiên bầu cần tránh nhầm lẫn giữa mát xa bầu ngực và đầu ti nhé. Việc xoa đầu ti có thể kích thích tử cung co giãn, dẫn đến sinh đấy.

6. Thụt rửa âm đạo
Vệ sinh âm đạo sạch sẽ là điều cần thiết, song không nên vì quá sạch sẽ mà thụt rửa sâu trong âm đạo. Việc làm này không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ, bởi càng đến ngày sắp lâm bồn âm đạo của bầu càng nhạy cảm. Việc thụt rửa vào sâu âm đạo có thể gây tắc hơi trong động mạch, tổn thương tử cung khiến âm đạo rơi vào tình trạng sung huyết.

7. Căng thẳng
Bầu biết không? Tâm lý quyết định rất nhiều đến sức khỏe thai kỳ và quá trình sinh nở. Đừng mải miết lo lắng, theo đuổi những suy nghĩ như “liệu mình có đẻ thường được không?”, “liệu mình có phải sinh mổ không?”, “đẻ có đau lắm không?”, “có khó lắm không?”… Những lo lắng vô hình mà bạn đang suy nghĩ sẽ thông qua hệ thần kinh trung ương, ức chế tử cung co giãn dẫn tới khó sinh nở. Hơn nữa, thời gian sau sinh còn dài hơn, hoặc tử cung không co lại hoàn toàn khiến cho máu chảy liên tục (hay còn gọi là băng huyết) vô cùng nguy hiểm cho thai phụ. Trên bàn đẻ có cả một đội ngũ các y bác sĩ, đừng lo lắng quá nhiều, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên.

8. Đi xa
Những tháng cuối thai kỳ, nhất là từ tuần thứ 37 trở đi, em bé có thể “chui ra” bất cứ lúc nào nên mẹ cần tránh đi xa, nhất là di chuyển trên máy bay. Phần vì mẹ bầu sẽ mệt mỏi hơn, phần vì nếu lỡ lâm bồn trong lúc đi xa mẹ có thể không có được sự trợ giúp y tế nhanh nhất và tốt nhất.

9. Để bụng đói trước khi sinh
Nhiều người nhầm lẫn rằng, trước khi sinh nếu ăn no bụng thì sau khi lên bàn đẻ sẽ dễ… “ị đùn”, rất mắc cỡ. Trên thực tế, việc sinh đẻ sẽ tiêu tốn rất nhiều sức lực. Trước khi sinh, sản phụ cần nạp đủ dinh dưỡng để có sức khỏe vượt cạn trong vài giờ sắp tới. Món ăn đặt lên hàng đầu là những món nhiều dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa.

Tags:

Bài viết liên quan