Mẹ và Con - Viêm kết mạc cấp là bệnh lý về mắt xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi thì cha mẹ cần chú ý và hiểu rõ viêm kết mạc có lây không.

Viêm kết mạc rất phổ biến và là nỗi lo của nhiều cha mẹ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa. Bài viết cũng sẽ giải đáp thắc mắc của hầu hết bạn đọc là viêm kết mạc có lây không.

Viêm kết mạc cấp là gì?

Bạn có thể quen thuộc hơn với tên gọi “đau mắt đỏ” của bệnh viêm kết mạc cấp. Đây là tình trạng kết mạc bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân.

Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Kết mạc là lớp màng trong suốt bao phủ phần trắng của mắt và phần trong của mí mắt. Việc viêm kết mạc có lây không còn phụ thuộc vào từng ca bệnh.

Trẻ bị viêm kết mạc có lây không

Viêm kết mạc có lây không?

Viêm kết mạc có lây không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp rất đa dạng. Chủ yếu các trường hợp viêm kết mạc là do vi khuẩn hoặc virus. Có nhiều tác nhân gây viêm kết mạc ở trẻ nhỏ, trong đó bao gồm:

Vi khuẩn hoặc virus

Có rất nhiều loại vi khuẩn và virus gây viêm kết mạc cấp. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị đau mắt đỏ. Nếu bạn thắc mắc viêm kết mạc có lây không thì câu trả lời là có trong trường hợp này, trong đó gồm:

  • Virus Adeno: Có thể nói đây là nguyên nhân gây viêm kết mạc phổ biến. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi.
  • Virus Herpes simplex: Chúng là nguyên nhân gây nổi mụn rộp trên da, môi, mắt.
  • Tụ cầu (Staphylococcus aureus): Là vi khuẩn thường gây bệnh trên da, mũi họng và mắt.
  • Phế cầu (Streptococcus pneumoniae): Thường gây bệnh ở đường hô hấp như viêm phổi ở trẻ em, viêm xoang, viêm tai giữa và viêm họng nhưng cũng có thể làm nhiễm trùng mắt.
  • Chlamydia trachomatis: Là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia. Bé có thể bị nhiễm khuẩn qua đường sinh thường gây viêm kết mạc ngay sau khi sinh.

Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh ở người khác cũng có thể tấn công và làm viêm kết mạc.

Viêm kết mạc có lây không do Virus Herpes simplex

Viêm kết mạc ở trẻ có thể do Virus Herpes simplex gây ra

Viêm kết mạc dị ứng, kích ứng

Với nguyên nhân dị ứng hay kích ứng thì viêm kết mạc có lây không hẳn bạn cũng có thể đoán được. Chỉ những bé có cơ địa dị ứng phấn hoa, lông thú hoặc bụi bẩn mới có nguy cơ bị viêm kết mạc cấp. Trường hợp trẻ bị kích ứng bởi hóa chất hoặc có dị vật lọt vào mắt cũng sẽ dẫn tới đau mắt đỏ.

Triệu chứng của viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng của viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Bạn có thể chẩn đoán tại nhà dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Mắt đỏ hoặc hồng
  • Trẻ bi sưng mắt và phù.
  • Có tình trạng mắt chảy nước, có dịch nhầy hoặc mủ xanh, mủ vàng
  • Mắt dính lại khi thức dậy
  • Tầm nhìn bị mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt ngứa, rát hoặc đau
  • Có thể có các triệu chứng khác ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, sốt, đau họng, đau tai.

Viêm kết mạc có lây không không thể biết dựa vào triệu chứng bệnh. Nếu thấy bé có các dấu hiệu trên bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.

Cách điều trị viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ

Cách điều trị viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do virus, thì không có thuốc nào có thể tiêu diệt virus.

Trường hợp này, mẹ chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng và hỗ trợ miễn dịch, đợi cơ thể tiêu diệt mầm bệnh. Nếu nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn, thì có thể dùng thuốc kháng sinh dưới dạng nhỏ mắt hoặc mỡ mắt để tiêu diệt vi khuẩn.

Mẹ không nên tự ý mua thuốc để nhỏ mắt cho bé mà cần đưa trẻ đi khám vừa để biết viêm kết mạc có lây không vừa để được hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, để chăm sóc cho các bé bị viêm kết mạc thì bạn có thể:

  • Sử dụng bông gạc hoặc khăn giấy sạch để lau mắt bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Thay mới bông gạc cho mỗi bên mắt.
  • Chườm mắt nóng hoặc lạnh để giảm sưng, giảm đau cho bé trong khoảng 5-10 phút.
  • Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng cho bé để tăng cường miễn dịch.
  • Cho trẻ dùng kính râm, nón rộng vành và miếng che khi ra ngoài để tránh bụi, tránh ánh sáng chói mắt.
  • Chú ý tránh để con dụi mắt, chà xát vì có thể gây tổn thương nặng thêm.
  • Không cho con dùng các loại thuốc nhỏ mắt không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc giảm đỏ mắt hay thuốc chống dị ứng. Những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Cần lưu ý khi đã biết viêm kết mạc có lây không bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus, vi khuẩn lây lan.

Cách phòng ngừa viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ

Bạn đã biết viêm kết mạc cấp có lây không và chắc chắn muốn phòng bệnh cho con. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bé bạn cần lưu ý:

  • Rửa tay thật kỹ, đặc biệt trước khi chạm vào mũi, mắt, khi vệ sinh mũi miệng mắt cho trẻ.
  • Dạy con phải giữ vệ sinh, thường xuyên rửa tay và không dụi mắt.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn, kính mắt, gối…
  • Giữ khoảng cách an toàn với người bệnh hoặc người nghi ngờ bệnh.
  • Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị viêm kết mạc vì nhiều vi khuẩn, virus đã có vắc-xin.

Viêm kết mạc có lây không ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng

Nếu trẻ đã bị viêm kết mạc, đây là các việc bạn cần làm để hạn chế lây lan:

  • Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khử trùng vật dụng cá nhân của trẻ.
  • Giặt sạch quần áo, gối, ga giường của bé, giặt riêng và sử dụng nước nóng.
  • Không nên để bé tiếp xúc với nhiều người, luôn thông báo với những ai tiếp xúc với trẻ rằng bé đang bị đau mắt đỏ.

Viêm kết mạc cấp ở trẻ nhỏ gây ra các triệu chứng khó chịu cho con và thường rất dễ lây lan. Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ khi thấy bé có dấu hiệu bệnh để được chẩn đoán viêm kết mạc có lây không và điều trị kịp thời. Bạn cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho bé lẫn người xung quanh.

Bài viết liên quan