Mẹ và Con - Thói quen la mắng con cái hay dùng những lời tiêu cực để nói với trẻ khi con phạm phải sai lầm cần được thay đổi ngay lập tức bởi chúng có thể để lại những tác hại vô cùng nguy hiểm đối với tâm lý và cả sức khỏe của trẻ.

Hầu hết các phụ huynh đều thừa nhận rằng, không phải lúc nào trẻ con cũng ngoan ngoãn như mong đợi của chúng ta. Những lúc trẻ không vâng lời, nghịch ngợm hoặc phạm sai lầm, bố mẹ thường có xu hướng la mắng con cái của mình hoặc thậm chí áp dụng các biện pháp trách phạt, trừng trị con. Điều này có thể gây nên những phản ứng ngược trong tâm lý của trẻ.

Tuy nhiên, thật khó để bố mẹ có thể giữ bình tĩnh khi thấy con phạm lỗi. Vậy, phải làm sao để có thể dừng la mắng con cái của mình thường xuyên? Phương pháp dạy con nào sẽ giúp trẻ thêm vâng lời? Nếu bạn đang cảm thấy bế tắc trong việc tìm ra một phương pháp nuôi dạy con cái phù hợp, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!

La mắng con cái ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ?

Có IQ thấp hơn

Bị bạo lực ngôn ngữ một cách thường xuyên có thể gây nên những tác động tiêu cực đối với IQ của một đứa trẻ. Một vài thí nghiệm cho thấy, trẻ em bị la mắng, trách phạt bằng lời nói sẽ có kích thước não nhỏ hơn so với trẻ em thường xuyên nhận được lời khen ngợi từ mọi người, đặc biệt là bố mẹ của mình. Thể tích não có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển trí tuệ của con người. Vì thế, nếu thể tích não giảm, trẻ cũng sẽ có IQ thấp hơn.

la mắng con cái

Hơn nữa, “hiệu ứng gợi ý” trong tâm lý học cho thấy, khi bố mẹ la mắng con cái bằng những lời tiêu cực, trẻ sẽ dần nội tâm hóa những nhận định của bố mẹ về bản thân mình. Lâu dần, trẻ sẽ có xu hướng biến thành những đứa trẻ “ngu ngốc”, “lười biếng”, “không vâng lời”,… như những gì bố mẹ mình hay nói.

Bị tổn thương về mặt tâm lý, cảm xúc

Những đứa trẻ sống trong sự la mắng thuở nhỏ có thể phải dùng cả đời để chữa lành những vết thương trong tâm hồn về sau….
Nếu bố mẹ thường la mắng con cái, tâm lý trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái bất ổn.

Tâm lý trẻ em khi sống dưới sự trách phạt quá khắt khe của gia đình và những lời la mắng từ bố mẹ thường bị tổn thương, luôn căng thẳng lo lắng. Bên cạnh đó, trẻ cũng cho rằng mình không xứng đáng được yêu thương, tự thu hẹp chính mình, dễ mắc chứng tự kỷ hoặc rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Không biết cách yêu thương chính mình

Với bố mẹ, việc la mắng con cái là một hành động tốt cho con, giúp con có thể phát triển bản thân theo một hướng đúng đắn hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này chỉ khiến trẻ không xem trọng bản thân mình. Trẻ luôn cảm thấy những điều mình làm là sai lầm, là không đáng được trân trọng.

Lâu dầu, trẻ sẽ có xu hướng bỏ bê mình, sống buông thả hơn, nổi loạn hơn, thậm chí có những biểu hiện và hành vi không tốt như hút thuốc lá, đánh nhau với bạn bè hay nghiện ngập, cờ bạc.

Trẻ khó quản lý được cảm xúc của mình

Bố mẹ càng lo lắng con cái nhiều bao nhiêu thì trẻ càng khó quản lý được cảm xúc của mình bấy nhiêu. Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu chính xác tính cách, thái độ và hành vi của những người xung quanh chúng.

la mắng con cái 002

Những đứa trẻ thường xuyên phải đối diện với sự nóng giận của bố mẹ sẽ khó có thể học được cách quản lý cảm xúc của chính mình. Vì thế, trẻ thường khóc lóc, giận dữ hay thậm chí cãi lại bố mẹ mỗi khi bố mẹ trách phạt. Thậm chí, khi lớn lên trẻ cũng có xu hướng la mắng con cái của mình như cách mình từng bị trước đó.

Ảnh hưởng đến mối quan hệ tình cảm giữa bố mẹ và con cái

Nhà tâm lý học Laura Markham phân tích về mối liên hệ giữa việc bố mẹ la mắng con cái và tình cảm của bố mẹ với trẻ như sau: “La mắng con cái chỉ khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng. La mắng chưa bao giờ tạo ra sự đồng cảm, nó chỉ khiến 2 bên mâu thuẫn gay gắt hơn”.

Có thể thấy, việc nghiêm khắc quá mức với trẻ có thể khiến trẻ sợ sệt, không còn muốn gần gũi hay chia sẻ điều gì với bố mẹ của mình. Nếu kéo dài việc này, trẻ sẽ ngày càng né tránh, không thân thiết với bố mẹ, làm rạn nứt tình cảm giữa trẻ và bố mẹ.

Trẻ không vâng lời

La mắng con cái có thể hoàn toàn thay đổi hành vi của một đứa trẻ… ở phương diện tiêu cực hơn! Việc trách phạt bằng lời nói không thể giúp trẻ tiếp thu được vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm nếu trẻ làm sai hay để trẻ hiểu được mình cần thay đổi bản thân. Điều này chỉ giúp bố mẹ giải tỏa những bực tức tạm thời của bản thân.

Khi trẻ bị bố mẹ la mắng, trẻ sẽ có tâm lý “chiến đấu”, làm ngược lại với những điều bố mẹ mong muốn. Lúc này, bạn càng la mắng con cái bao nhiêu thì trẻ sẽ càng chống lại bạn bấy nhiêu mà thôi.

la mắng con cái 004

Giết” chết sự sáng tạo của trẻ

La mắng con cái có thể khiến trẻ không thể nào sáng tạo được bởi những lời trách phạt của bố mẹ có thể khiến con mất niềm tin vào bản thân và cho rằng tất cả những gì mình làm đều không đúng.

Hơn nữa, tâm lý sợ tiếp tục bị trách phạt khiến trẻ không muốn sáng tạo, thoát khỏi vùng an toàn, phá bỏ những thói quen thường ngày của mình.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của trẻ

Khi trẻ bị căng thẳng, lo lắng, áp lực, sức đề kháng trong cơ thể trẻ cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Sự chấn thương về sức khỏe tinh thần có thể khiến trẻ gặp chứng rối loạn tự miễn, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu,… hay ảnh hưởng đến cả tính mạng.

la mắng con cái 003

Làm thế nào để bố mẹ ngừng la mắng con cái của mình?

Thật khó để có thể bình tĩnh hay ngó lơ khi trẻ phạm sai lầm, đặc biệt là những lỗi bố mẹ đã nhắc nhở từ trước. Tuy nhiên, để tránh gây nên những tác động tiêu cực đến trẻ, khi cảm thấy mình chuẩn bị la mắng con cái, bạn nên:

Ngừng la hét về những điều bình thường

Chúng ta thường có xu hướng cao giọng khi ra lệnh một ai đó, chẳng hạn như khi yêu cầu trẻ “Con tắt tivi ngay đi” hay “Ăn cơm nhanh lên”. Vì thế, hãy luyện tập nói quen nói nhỏ nhẹ hơn, không la hét hay lớn tiếng nếu đây là một vấn đề không quá nghiêm trọng.

Thay vào đó, hãy nói chuyện với trẻ bằng một tông giọng bình thường. Điều này giúp bạn tạo thành một thói quen tốt, mỗi khi bạn lớn tiếng với trẻ, bạn sẽ dễ nhận thấy sự khác thường và thay đổi hành vi của mình.

Cố gắng để bình tĩnh khi thấy trẻ phạm lỗi

Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi thấy trẻ hư, làm điều không tốt chính là tức giận và sau đó lập tức trách phạt, la mắng con cái. Những lúc như thế, bạn hãy thử dùng 5 phút để di chuyển ra một chỗ khác, thiền, đi bộ trên sân thượng hoặc đơn giản là uống một cốc nước lọc để kéo sự tập trung của mình ra khỏi những bực tức đang có.

dạy dỗ con

Điều này giúp là giảm cảm xúc giận dữ của bạn, giúp bạn bình tĩnh hơn khi dạy dỗ con cái, hạn chế thói quen la mắng con cái và khiến trẻ chống đối lại bố mẹ của mình.

Nói chuyện với trẻ sau 1-2 tiếng

Khi vừa phát hiện ra lỗi sai mà trẻ phạm phải, nếu chưa thể nào giữ bình tĩnh để không la mắng con cái, bạn có thể yêu cầu con về phòng và sau đó sẽ nói chuyện cùng con vào buổi tối, hôm sau hoặc ít nhất vài tiếng sau. Trong thời gian này, bạn có thể suy nghĩ về việc làm của trẻ, phân tích tình huống, đặt ra các giả thuyết tại sao trẻ làm như vậy cũng như lựa những lời nói nhẹ nhàng hơn để trao đổi, phân tích cho con về lỗi sai của mình.

La mắng con cái hay dùng những lời lẽ nặng nề, tiêu cực với con của mình chưa bao giờ là một phương pháp giáo dục hoàn hảo. Đừng để trẻ bị bạo hành gia đình bởi những lời nói từ chính bố mẹ của mình. Thay vào đó, hãy tìm một cách nhẹ nhàng hơn để đối diện với những lỗi sai của trẻ, giúp con dần thay đổi và hoàn thiện, bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.