Mẹ và Con - Uống cà phê mỗi sáng, mỗi khi rảnh rỗi hoặc những khi căng thẳng công việc... là một trong những thói quen phổ biến của người Việt Nam và kể cả chúng ta, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chắc hẳn đa số mọi người đều nhận ra một điểm chung rằng... mỗi lần uống cà phê đều bị đau bụng? Vậy tại sao uống cà phê bị đau bụng và những kiểu uống gây hại cho sức khỏe cần phải "chừa" ngay? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Những nghiên cứu về tác động của cà phê lên nhu động ruột vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Mặc dù tình trạng uống cà phê bị đau bụng không xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng tỷ lệ người mắc phải lại nhiều hơn. Vậy nguyên nhân tại sao uống cà phê lại bị đau bụng?

Tại sao uống cà phê bị đau bụng ?

Kích thích nhu động ruột

Trong năm 1998, có một nghiên cứu đã phát hiện rằng, các loại cà phê kể cả cà phê khử caffeine (decaf) có thể gây ra nhiều cơn co thắt trong ruột nhiều hơn so với các loại nước khác.

Các nhà nghiên cứu từ đó cũng đưa ra kết luận, cà phê có thể làm kích thích các chuyển động trong đại tràng nhiều hơn so với nước là 60% và so với các loại cà phê đã khử caffeine là 25%.

uống cà phê bị đau bụng

Trong một nghiên cứu khác cũng cho biết, uống cà phê bị đau bụng sau bữa ăn là do chúng đã làm bạn tiêu hóa nhanh hơn, làm dạ dàng trống nhanh hơn. Bởi lẽ, khi thức ăn xuống đến trực tràng, nhu động ruột của bạn sẽ trở nên kích thích nhiều hơn, bạn sẽ cảm thấy đau bụng và buồn đi vệ sinh.

Uống cà phê bị đau bụng là do kích thích hormone, đại tràng và hậu môn

Có báo cáo cho rằng, uống cà phê có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, làm tăng chuyển động của đại tràng ở một số người. Việc uống cà phê bị đau bụng là do các chất trong cà phê có thể thay đổi được chức năng của đại tràng, hậu môn, làm các cơn co thắt ở những vị trí này hoạt động mạnh hơn.

Ngoài ra, cà phê cũng có thể làm kích thích giải phóng một loại hormone có tên là cholecystokinin trong ruột. Loại hormone này được các nhà khoa học giải thích rằng chúng cũng có khả năng kích thích nhu động ruột.

Tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn chưa tìm thấy chính xác là thành phần nào trong cà phê có thể gây ra sự phải phóng hormone này dẫn đến tình trạng uống cà phê bị đau bụng.

Hội chứng ruột kích thích và không thể dung nạp lactose

Có rất nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích cho biết, cà phê đã làm các triệu chứng bệnh của họ trở nên trầm trọng hơn nhiều lần. Một số người còn bị tiêu chảy sau khi dùng cà phê.

Các nhà nghiên cứu cũng đã làm nhiều khảo sát, nghiên cứu để chứng minh cà phê là một trong những tác nhân làm các triệu chứng ruột kích thích của các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích tồi tệ hơn.

Ngoài ra, có đến hơn 65% dân số trên thế giới không thể tiêu hóa được hoàn toàn chất lactose khi đến tuổi trưởng thành. Lactose là một loại đường có trong hầu hết các loại sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác. Và nếu bạn uống cà phê cùng với sữa cũng có thể làm kích hoạt tình trạng không dung nạp được lactose của sữa trong cơ thể, dẫn đến uống cà phê bị đau bụng hoặc tiêu chảy.

Kết luận

Nhìn chung, do tình trạng uống cà phê bị đau bụng không xảy ra ở tất cả mọi trường hợp nên các nhà nghiên cứu vẫn chưa có một xác định cụ thể lý do vì sao dẫn đến điều này.

Một số người có thể nhạy cảm hơn với người khác, dẫn đến các phản ứng mạnh với cà phê. Đa số những người dùng cà phê decaf đã khử caffeine cũng mắc phải kích thích nhu động ruột tương tự.

Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu nhỏ năm 2005 lại cho rằng, không có sự khác biệt về sự co bóp của trực tràng sau khi làm cuộc khảo sát với một số đối tượng tham gia uống cà phê và nước.

Nhìn chung, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định được có phải cà phê đã kích thích nhu động ruột hay không, và nếu như vậy thì là do thành phần nào trong cà phê có thể gây ra triệu chứng này?

Nên dừng uống cà phê nếu có hiện tượng này

uống cà phê bị đau bụng

Mặc dù uống cà phê bị đau bụng là tình trạng phổ biến ở đa số người nên mọi người thường không quan trọng vấn đề này lắm. Tuy nhiên, nếu sau khi thưởng thức một ly cà phê và bạn có những dấu hiệu sau đây, bạn nên dừng uống loại nước này ngay:

  • Tay rung, đánh trống ngực và có cảm giác bồi hồi lo lắng: Giống như tình trạng say cà phê, do caffeine có thể làm kích thích hệ thần kinh trung ương làm tăng nhịp tim và dẫn đến các cảm giác này. Bạn nên nghỉ ngơi khi rơi vào tình trạng này, tốt hơn nên giảm lượng uống hoặc độ đặc sánh – độ mạnh của cà phê khi cần.
  • Đau bụng, tiêu chảy: Nếu bạn đã uống nhiều hơn 2 – 3 cốc cà phê mỗi ngày, cơ thể có thể sẽ không thể thích nghi được với lượng caffeine nạp vào, nên sẽ dẫn đến tác dụng “tẩy” khiến bạn buồn đi vệ sinh tiêu chảy.
  • Mất ngủ, đau đầu: Bạn khó ngủ, hay tỉnh giấc vào ban đêm, và đây là những tác dụng phụ không mong muốn trong caffeine. Các chất này có thể trong cơ thể khoảng 14 giờ, trung bình thời gian tác dụng có thể kéo dài khoảng 5 – 6 giờ sau khi dùng. Đặc biệt, chúng sẽ có tác dụng mạnh hơn nếu bạn đang có thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, và hơi “lờn” so với những “cú đêm”.

Những kiểu uống cà phê có thể gây hại sức khỏe

Uống quá nhiều cà phê trong ngày

Việc tiêu thụ quá nhiều caffeine như một thói quen có thể làm tăng mức độ trầm cảm, giảm hiệu suất công việc. Bên cạnh việc uống cà phê bị đau bụng, caffeine cũng có thể làm tăng cảm giác căng thẳng, lo âu, tim đập mạnh. Không những vậy, bạn còn dễ bị rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, thậm chí bị ép tim dẫn đến tử vong.

đau bụng khi uống cafe

Lạm dụng cà phê có thể dẫn đến tâm trạng dễ bị kích động, mất ngủ, đau đầu, ợ nóng trong dạ dày, tiểu không kiểm soát và ra nhiều mồ hôi vào ban đêm (đặc biệt là đối với phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh). Cà phê cũng có thể làm tăng triệu chứng đau nhức của bệnh nhân gout.

Uống cà phê quá sớm hoặc quá muộn

Vào sáng sớm, khi vừa thức dậy, lượng hormone cortisol trong cơ thể bạn vẫn đang ở mức cao nhất để giúp bạn giữ được sự tỉnh táo một cách tự nhiên. Và các chuyên gia khuyên bạn rằng, lúc này bạn vẫn chưa cần uống cà phê quá sớm. Tốt hơn, nếu cần thiết nên uống vào lúc 10 – 12h vì lúc này, nồng độ cortisol đã được giảm dần.

Ngoài ra, bạn cũng không nên uống cà phê vào buổi tối muộn vì lượng caffeine có thể làm cho bạn mất nhiều giờ để tiêu hóa, dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon.

Uống cà phê quá nóng hoặc quá nguội

Cà phê đã nguội lạnh, tan đá và đậm đặc có thể làm bạn bị choáng váng, đau đầu. Bên cạnh đó, nhiều người thích uống cà phê khi còn nóng vì họ cho rằng uống nóng mới là thưởng thức đúng cách.

Tuy nhiên, nếu uống cà phê nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Bạn nên uống cà phê nóng 5 phút sau khi pha để nước có thể nguội bớt.

vì sao uống cafe bị đau bụng

Uống cà phê lúc đói

Khi bụng đói, nồng độ axit dạ dày khi chưa ăn rất nhạy cảm, và chúng hoàn toàn “không thích” cà phê đâu. Bạn không nên uống cà phê lúc bụng đói vì chúng có thể làm cơ thể tăng cường dịch axit dạ dày, một số người không những uống cà phê bị đau bụng mà còn bị kích ứng dạ dày, rối loạn đường ruột, loét dạ dày, buồn nôn, trào ngược axit dạ dày…

Uống cà phê đúng cách là bạn không nên uống cà phê với một cái bụng rỗng, mà hãy nhấm nháp cà phê sau khi đã tráng bụng với một lượng thức ăn vừa đủ no.

Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng uống cà phê bị đau bụng cũng như những thói quen uống cà phê không đúng cách dẫn đến hại sức khỏe cần phải loại bỏ. Nếu có những thắc mắc khác, hãy liên hệ với Tạp chí Mẹ và Con để được giải đáp nhé!

Bài viết liên quan