Mẹ&Con - Người lớn háo hức 1 thì trẻ con háo hức đến 10 trong những ngày giáp Tết. Hướng dẫn bé như thế nào để đón một mùa Xuân ấm áp, tràn đầy ý nghĩa nhất? Bạn cần giúp con đấy, chứ không phải để bé “tự phát” đâu. Vậy, “nhiệm vụ” của người lớn chúng ta là gì nhỉ? Công Vinh 'xắn tay áo' dọn nhà đón Tết Mẹ Nhật dạy con đón Tết như thế nào? Thổi gió mới vào phòng cho trẻ đón Tết nhiều niềm vui

1. Chuẩn bị tâm lý cho con từ giáp Tết

Hầu hết trẻ em đều xem Tết như một dịp nghỉ xả láng, không phải học bài, được coi phim, chơi điện tử đến khuya, được ăn nhiều quà bánh theo ý thích. Những suy nghĩ này có thể khiến bé gặp phải dư âm “hậu Tết” rất tệ như: Bị điểm kém, tăng cân, bệnh tật…

Vì vậy, từ giáp Tết phụ huynh hãy giúp bé hiểu đúng ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền như sum họp gia đình, thăm hỏi ông bà cha mẹ. Nhắc nhở bé hoàn tất các bài tập của thầy cô giao cho từ giáp Tết, cũng như trao đổi với bé một cách “người lớn” những điều mà bé nên hay không nên làm trong những ngày này.

2. Để bé được trang trí phòng riêng hoặc góc học tập theo như ý mình

Bé sẽ cảm nhận được không khí ngày Tết rõ rệt nhất từ những nơi này. Nếu bé có phòng ngủ hoặc góc học tập riêng, hãy để bé trang trí theo ý của chúng. Hướng dẫn bé cắt một ít hoa mai, hoa đào dán trước cửa phòng. Hướng dẫn bé đặt một chậu hoa nhỏ lên bàn học, tự dọn dẹp ngăn nắp lại sách vở…

“Uốn nắn” con cái đón Tết ý nghĩa 4

Không chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng vô cùng háo hức đón Tết đến xuân về. (Ảnh minh họa)

3. Tập cho bé giúp đỡ việc nhà

Không dừng lại ở phòng riêng, bạn có thể mở rộng ra tùy theo sức của bé để hướng dẫn cho bé dọn dẹp, đỡ đần công việc nhà dịp cuối năm. Chắc chắn bé sẽ rất háo hức khi biết rằng mình “góp phần” tạo nên không khí Tết cho gia đình. Đó cũng là cách giúp con tháo vát, tự lập, biết chia sẻ hơn. Bạn cũng có thể cho bé “chọn” việc nào phù hợp với tuổi của bé, ví dụ như: Xếp gọn quần áo, lau chùi bàn thờ, chà nhà cửa, trang trí cây mai, cây đào…

4. Đưa bé đi mua sắm Tết

Hỏi con xem cần sắm sửa những gì? Bé sẽ có cơ hội vận dụng óc quan sát, tư duy đồng thời cảm thấy rằng mình có “tiếng nói” trong gia đình. Đường phố ngày giáp Tết thường rất đông, nên bạn cần chọn lựa điểm đến cho bé. Tránh những nơi quá xô bồ, đông đúc, mất vệ sinh sẽ làm bé dễ nhiễm bệnh. Chỉ nên đưa bé đến những nơi sạch sẽ, thông thoáng như các cửa hàng, shop, siêu thị… Hãy cho bé chọn những bông hoa, vậy dụng trang trí nhà cửa… Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mua cho bé vài bộ quần áo mới như phần thưởng cuối năm vậy nhé!

5. Mình cùng làm mâm cơm cúng ông bà nhé con

Ngày cuối cùng của năm cũ, bạn có thể dạy con cùng phụ làm cơm cúng ông bà. Cho bé làm những việc đơn giản như lặt rau, dọn mâm, bới cơm cúng ra chén… Chính điều này khiến bé cảm nhận được sự thiêng liêng của tổ tiên, ông bà, ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.

6. Tập cho con viết khai bút đầu năm

Đây là tập tục rất hay. Bạn nên hướng dẫn con chuẩn bị sẵn cho phần khai bút của mình, bé có thể suy nghĩ từ ngày giáp Tết những gì mình sẽ viết. Hướng dẫn bé nhìn lại 1 năm qua: Con ngoan chưa? Con có khi nào không vâng lời? Con còn học kém môn gì? Và những ước nguyện của con trong năm học mới. Khai bút không cần dài, có thể cho bé viết chính thức vào đêm Giao thừa hoặc sáng mồng Một. Nếu bé chưa biết chữ, bạn có thể hướng dẫn con suy nghĩ và nói thay vì viết để bé thêm phần hiểu ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.

7. Đừng quên nhắc nhở con lễ phép chào hỏi mọi người

Chắc chắn gia đình bạn sẽ đi thăm rất nhiều bà con, ban bè? Cũng như có rất nhiều bà con, bạn bè đến thăm gia đình. Đừng để bé ngo ngác nép vào ba mẹ, không biết xử sự như thế nào khi khách đến. Hãy dạy con những câu chúc dễ thương, ngộ nghĩnh. Hướng dẫn con cảm ơn nếu được lì xì. Nhớ nhắc chừng bé cả những việc nho nhỏ như không được tự ý vòi bánh kẹo, không gom quá nhiều bánh kẹo bỏ vào túi khi đến nhà người khác. Những điều này sẽ khiến bé của bạn trở nên đáng yêu hơn trong mắt mọi người đấy.

Tags:

Bài viết liên quan