Mẹ&Con - Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một sự chuyển tiếp quan trọng. Nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng: 'Ôi dào, con mình học mẫu giáo được cô khen suốt. Tập vẽ, tô màu, chơi trò chơi gì cũng toàn giành phần thắng. Thế nào vào lớp 1 nó cũng lại nhất lớp thôi. Có gì phải lo!'. Tuy nhiên, thật ra từ mẫu giáo lên lớp 1 là cả một sự thay đổi lớn, và trẻ rất cần đến những động viên, trợ lực của phụ huynh! Quá khứ... lười học của bố mẹ có thể di truyền sang con 4 điều bố mẹ thường quên khi con đi học trở lại Sau hè, bé ghét đi học, phải làm sao?

Kỹ năng nào nên dạy bé?

Kỹ năng

Ngồi vào bàn học đúng tư thế (hướng dẫn bé ngồi thẳng lưng, tay chân ngay ngắn, không ngoẹo đầu khi viết…)

Tập trung trong khoảng thời gian dài (ở tuổi mẫu giáo, bé có thể chơi món đồ chơi này, nhưng chỉ cần thấy bạn chơi trò khác là bỏ nửa chừng, giờ thì bé cần làm quen với việc tô màu đến khi hoàn chỉnh, làm toán đến khi xong bài rồi mới đến giờ chơi…)

Tự làm vệ sinh cá nhân (biết nhà vệ sinh của trường ở đâu, biết cách xin phép cô khi muốn đi vệ sinh trong giờ học, cách rửa tay, sử dụng thiết bị vệ sinh tại trường…)

Biết tuân thủ theo hiệu lệnh hướng dẫn của thầy cô, lớp trưởng, tổ trưởng.

Bé biết lắng nghe, tự tin đưa tay phát biểu.

Biết sử dụng thành thạo và an toàn tất cả các dụng cụ học tập của mình (biết cách tự mình mở ba lô, cặp để lấy sách vở ra và đóng ba lô lại sau đó, biết cần đậy nắp nút sau khi viết xong, không được dùng bút đâm / làm đau bạn khác, biết cách viết bảng và lau bảng con của mình…)

Biết cách trình bày những mong muốn của mình với cô giáo, biết cách tham gia những trò chơi với các bạn trong lớp.

ung-pho-voi-nhung-thay-doi-tam-ly-khi-con-chuyen-tu-mau-giao-len-lop-1

Đối phó với sang chấn tâm lý ở trẻ thế nào?

Nếu con bạn đã trải qua 3 năm ở một trường mẫu giáo tốt thì đây sẽ là lợi thế rất lớn, vì trẻ sẽ thích nghi dễ dàng hơn với môi trường lớp 1. Tuy nhiên, nếu con bạn chỉ “ở nhà với mẹ” hoặc chỉ đi học mẫu giáo ở những trường nơi mà bé được cho ăn ngủ là chính chứ ít được chơi đùa, huấn luyện thì đây có thể sẽ là một cơn sang chấn tâm lý.

Để vào lớp 1, trẻ cần được chuẩn bị tâm lý “sẵn sàng đi học”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chương trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ các mặt: Thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập của trẻ.

Nếu đã học ở trường mầm non tốt, toàn bộ những điều này đã được trang bị cho trẻ, giờ chỉ nâng cao lên, cũng cố và mở rộng, hoàn thiện hơn mà thôi. Ngược lại, như đã nói, phụ huynh cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho trẻ các kỹ năng và tâm lý.

Một số việc phụ huynh nên làm:

Bạn nên…

Cụ thể

Cho trẻ biết lịch hằng ngày.

Cho con biết mấy giờ thì đến trường, khi nào mẹ sẽ đón. Cho bé biết mỗi ngày con sẽ học giờ nào, ra chơi vào giờ nào, khi nào thì con được ăn bữa xế, bữa trưa…

Giúp trẻ làm quen với trường lớp từ sớm.

Từ trước khi chính thức khai giảng một vài tuần, bạn đã nên kể cho con nghe thường xuyên về trường lớp, thậm chí dẫn bé đến trường, cho bé chơi đùa trong khuôn viên trường, làm quen với phòng ốc.

Kể cho con nghe những khác biệt ở trường mới.

Đừng giấu trẻ, hãy thẳng thắn chia sẻ với con một số khác biệt ở trường cấp 1 so với trường mẫu giáo để bé có thể chuẩn bị tinh thần. Từ những việc như: Con cần tập trung trong giờ học, không nói chuyện riêng với bạn, con sẽ mặc đồng phục thay vì ăn mặc tùy thích như trước đây, con không được ôm em gấu misa suốt trong giờ học như trước nữa…

Cho con sớm làm quen với các bạn.

Thay vì “úm” con quá kỹ, nên hướng dẫn cho bé đến làm quen, chơi đùa với các bạn sẽ học chung lớp từ ban đầu. Chính điều này sẽ giúp cho bé rất nhiều, khiến bé cảm thấy thoải mái trong những ngày đến lớp.

Hỏi han con thường xuyên về một ngày ở trường của mình.

Nhiều khi bé bị bạn bắt nạt, bị cô la mà không dám nói. Chính vì vậy, bạn cần luôn chú ý đến thái độ, biểu hiện của bé khi đi học về. Nếu con có những dấu hiệu bất thường, nên tìm cách gần gũi hỏi han, khơi gợi, chia sẻ và động viên trẻ.

Cho con mang theo một món đồ chơi nhỏ trong cặp nếu trẻ cảm thấy quá cô đơn.

Một số trẻ thích nghi rất nhanh, nhưng cũng có một số trẻ thích nghi rất chậm với môi trường “lớp một ơi lớp một”. Trong trường hợp đó, bạn có thể cho con mang theo một món đồ chơi nhỏ ở trong cặp, để bé có thể chơi lúc ra chơi. Tuy nhiên, đừng cho bé mang theo quá nhiều đồ chơi, vì khi ấy bé lại không thấy còn “nhu cầu” kết bạn, chơi đùa với ai nữa cả.

Mẹ lưu ý!

Đối với trẻ lớp 1, việc học chữ chưa gây được hứng thú, việc phải làm bài tập ở nhà là một gánh nặng, do vậy trẻ thường tìm cách lảng tránh. Mẹ cần luôn theo sát, động viên trẻ để trẻ quen thuộc dần với sự thay đổi hình thức học tập (Ở mầm non: Chơi là chính. Ở tiểu học: Học là quan trọng).

Giúp trẻ quen, yêu thích việc học, tự nguyện học. Bắt được đà đó, trẻ sẽ dần cảm thấy mỗi buổi học là một niềm yêu thích chứ không thấy sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi nữa. Một số trường hợp, trẻ tiếp thu chậm hơn các bạn cùng lớp, thường làm bài không kịp, bị điểm kém và bị cô la. Trong trường hợp đó, nên nỗ lực phối hợp với nhà trường giải tỏa những áp lực cho con, tránh khiến bé mặc cảm, tự ti và “mặc định” suy nghĩ là mình không bao giờ bằng các bạn được.

ung-pho-voi-nhung-thay-doi-tam-ly-khi-con-chuyen-tu-mau-giao-len-lop-1

Làm gì khi con… sợ lớp 1?

Trẻ từ mẫu giáo chuyển lên lớp 1 thì sự thay đổi môi trường học tập diễn ra khá đột ngột về mọi mặt. Đây cũng là bước chuyển giao đặc biệt nhất. Đặc biệt là bởi lần đầu trong đời, trẻ phải làm quen với môi trường học đường. Nếu trẻ không có thời gian làm quen với những thay đổi lớn này mà phải bước vào học tập ngay thì sẽ rất dễ làm sốc về tâm lý.

Trẻ sợ tiếng đập bảng của cô, sợ mỗi lần muốn đi vệ sinh, sợ bị cô phạt mà không biết mình sai chỗ nào… Tất cả những nỗi sợ này là do trẻ không có thời gian để được làm quen với nề nếp học tập mới. Trẻ mà sợ trường thì còn đâu tâm trí để học.

Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần giúp trẻ làm quen thật sớm các kỹ năng mềm (thay vì cố nhồi nhét cho con học trước chương trình). Khi thấy trẻ cảm thấy lúng túng, khó khăn, cần quan tâm giúp đỡ trẻ ngay. Đừng thờ ơ khi trẻ mếu máo với bạn rằng: “Mẹ ơi, con ghét đi học lắm!”. Trẻ không thể tự dưng yêu trường lớp được khi không có sự giúp đỡ để thích nghi. Người lớn bị đẩy vào môi trường lạ còn thấy sốc, khó chịu, huống chi là trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan