Mẹ&Con – Nháy mắt là hiện tượng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên khi trẻ nháy mắt liên tục như một thói quen và không kiểm soát được thì đó lại là điều bất thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. 'Hô biến' vỏ chuối bị thâm đen thành chuối vàng tươi 'trong nháy mắt' Sở hữu hàm răng trắng sáng trong "nháy mắt" chỉ với húng quế và vỏ cam Biến dây thừng, dây đai thành lọ cắm bút trong nháy mắt

Tật nháy mắt ở trẻ nhỏ

Tuyệt đối đừng lơ là với tật nháy mắt ở trẻ nhỏ 5

Có 5-20% trẻ bị tật nháy mắt. (Ảnh minh họa)

Nháy mắt là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Khi nháy mắt, phần cơ vùng mặt có thể cũng co giật theo, các cơn co thường kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Hiện tượng nháy mắt kéo dài sẽ gây rối loạn cơ vùng mặt, các cơ vòng mi, cơ cung mày và cơ trán. Ngoài ra, tật nháy mắt còn khiến trẻ khó chịu, mất tự tin khi lớn lên. Ở giai đoạn trưởng thành nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây co rút nửa mặt, khi qua tuổi 50 sẽ bị nháy mắt cả hai bên.

Theo các bác sĩ nhãn khoa, một đứa trẻ bình thường sẽ nháy mắt khoảng 1.500 lần/giờ. Trường hợp mẹ thấy trẻ có dấu hiệu nháy mắt liên tục và nhiều hơn, có thể con đang gặp vấn đề về mắt.

Tật nháy mắt xảy ra khi tần suất chớp mắt của trẻ trên 20 lần/phút. Đa phần là hai mắt cùng chớp, mắt khô, cảm giác như có vật lạ trong mắt nên trẻ thường xuyên dụi mắt. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nháy mắt liên tục sẽ dẫn đến triệu chứng tâm lý mặc cảm.

Trẻ nháy mắt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do mí đổ bẩm sinh, thói quen, viêm mắt hoặc do sự kích thích của vật lạ… Ngoài ra, mắt mệt mỏi cũng là “thủ phạm” khiến trẻ chớp mắt thường xuyên.

Chữa tật nháy mắt ở trẻ em

Tuyệt đối đừng lơ là với tật nháy mắt ở trẻ nhỏ 6

Không cho trẻ dụi mắt. (Ảnh minh họa)

Việc điều trị tật nháy mắt cần có sự phối hợp giữa việc dùng thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp tâm lý thoải mái. Điều trị tật nháy mắt bằng liệu pháp tâm lý vẫn là “chìa khóa vàng” để giúp cho quá trình trị liệu đạt kết quả cao .

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

– Thường xuyên vệ sinh mắt sạch sẽ, tuyệt đối không để trẻ dụi tay vào mắt.

– Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về mắt như đỏ mắt hay chảy nước mắt, sợ ánh sáng, nheo mắt khi nhìn… bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám kịp thời.

– Mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng và cho trẻ ăn nhiều bông cải xanh, các loại hạt như đậu phộng, đậu đen, óc chó… để cung cấp nguồn magiê thiết yếu cho cơ thể. Bởi thiếu magiê sẽ ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng và gây ra hiện tượng mắt bị co giật.

Tags:

Bài viết liên quan