Mẹ và Con - Trầm cảm khác với những căn bệnh khác là nó không được gọi tên sau khi bệnh nhân qua đời và ghi nhận vào số ca tử vong đáng báo động của quốc gia. Tuy vậy đó mới chính là hồi chuông cảnh báo và nhắc nhở rằng chúng ta không nên thờ ơ với sức khỏe tinh thần của mình.

Trầm cảm là căn bệnh gây ra tỉ lệ tử vong xấp xỉ với các bệnh mạn tính như đột quỵ, ung thư. Về tính chất nó cũng là căn bệnh “cắm rễ” ăn sâu trong “lục phủ ngũ tạng” của bệnh nhân cho đến khi họ không chịu được nữa và quyết định ra đi bằng cách tự hủy hoại mình. Trầm cảm khác với những căn bệnh khác là nó không được gọi tên sau khi bệnh nhân qua đời và ghi nhận vào số ca tử vong đáng báo động của quốc gia. Tuy vậy đó mới chính là hồi chuông cảnh báo và nhắc nhở rằng chúng ta không nên thờ ơ với sức khỏe tinh thần của mình.

trầm cảm

Vấn nạn tự tử ở Nhật Bản xuất phát từ bệnh trầm cảm…

Là một trong những quốc gia tiên tiến, đi đầu trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật bậc nhất, nhưng Nhật Bản chưa bao giờ lọt vào Top các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Mặc dù người Nhật Bản có nhiều lợi thế về phát minh đơn giản hóa cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, nhưng có vẻ như những cải tiến vượt bậc đó vẫn không thể làm cuộc sống của người dân xứ sở phù tang trở nên hạnh phúc hơn.

Theo tổ chức truyền thông công cộng Nhật Bản tỷ lệ tự tử của Nhật Bản đã giảm trong những năm gần đây nhưng số vụ tự tử ở lứa tuổi vị thành niên đang có xu hướng ngược lại. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, con số này đã tăng lên hằng năm kể từ năm 2016, và tăng đột biến vào năm 2020 với 499 vụ.
Có thể thấy tỉ lệ tử vong do tự tử nhìn chung có sự suy giảm, nhưng có phải chăng nó đang dịch chuyển từ độ tuổi cao đến độ tuổi thấp hơn? Đến cả những đứa trẻ, có ít mối lo lắng về cuộc sống cũng cảm thấy ngột ngạt với thế giới và không tìm thấy lối thoát trong bầu trời nhỏ bé của chúng. Chúng bị trầm cảm và bị thờ ơ, không được quan tâm để có hướng điều trị để giải thoát chính là động cơ duy nhất đẩy các trẻ vị thành nên đến quyết định sai lầm là kết thúc cuộc đời mình.
trầm cảm

Trầm cảm ở Việt Nam thì sao?

Khoảng 10 năm trước đây, thời của những thế hệ 8x, 9x trầm cảm là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Thời gian ấy, chắc hẳn là mọi người sẽ quan tâm về sức khỏe thể chất và sẽ chỉ hỏi những câu như “Dạo này bạn khỏe không” mà ít ai hỏi rằng “Bạn ổn không, bạn có đang buồn rầu, lo lắng, sợ hãi vì điều gì không?”
Mọi người không cho rằng đây là vấn đề sức khỏe. Trầm cảm bị đánh đồng với cảm xúc, nó là những sự thay đổi tâm trạng, như tình hình thời tiết có nắng, có mưa thất thường. Cũng vì thất thường nên thường bị đánh đồng rằng có thể tự hết bất cứ lúc nào mà không cần phải lo lắng đến nổi phải đi đến bác sĩ, phòng khám, khóa học trị liệu tâm lý để cải thiện.
Bệnh tật là cứ phải là uống thuốc hay vào bệnh viện để chữa trị cho hết bệnh. Không có mấy người nhận ra rằng: Trầm cảm có một một thứ mà những cảm xúc thông thường không có và nó cũng nên được nhìn nhận là một căn bệnh. Rất ít người nhận thức được điều này. Chính vì lẽ ấy, trầm cảm chẳng được quan tâm, xem xét một cách ng bằng.
Nếu một người chết vì đau tim, mọi người sẽ tỏ ra thương xót. Nhưng nếu một bệnh nhân trầm cảm qua đời, không khéo sẽ có những người cười cợt và mỉa mai cái chết ấy và phán xét người kia vì những lý do như ngốc nghếch, nghĩ chưa thấu đáo, thông suốt. Hiếm ai đồng cảm với người tự tử, mà người đời sẽ thường trách móc, chê bai cách giải quyết vấn đề của họ. Hiểu biết nông cạn và hời hợt về vấn đề này khiến họ trở thành những con người vô cảm thậm chí còn góp phần làm tình trạng của những người vốn cần sự cảm thông chia sẻ lại ngày càng tệ hơn.
trầm cảm

Trầm cảm cũng cần một sự đối xử công bằng

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe con người chỉ sau tim mạch.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến như áp lực gia đình, sức ép xã hội hay chấn thương tâm lý từ khi còn nhỏ . Ngày nay với tốc độ phát triển nhanh chóng chúng ta vô tình đòi hỏi quá cao, bộ não làm việc quá tải, stress nhiều hơn. Không chỉ vậy, việc quá lệ thuộc vào mạng xã hội khiến nhiều người ngày càng trở nên cô độc và ít được chia sẻ. Hoặc có chăng, những kết nối, nói chuyện hay tương tác thông qua internet cũng không có chiều sâu. Giữa người với người không có những liên kết sâu sắc. Kết quả, chúng ta đang sống trong sự báo động của căn bệnh mang tên – trầm cảm.
Hầu hết mọi người không có cái nhìn đúng đắn và hiểu biết về căn bệnh này. Đã là bệnh thì phải chữa, nhưng bao nhiêu người hiểu được tầm quan trọng của việc chữa trị? Thường thì mọi người cho rằng trầm cảm có thể tự khỏi, hoặc là nó chỉ tồn tại trong một giai đoạn nào đấy thôi. Nếu không có sự can thiệp của thuốc chữa trị, không có các liệu pháp tâm lý hay sự chia sẻ của mọi người xung quanh, nó sẽ đeo bám cả đời và gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí khiến chúng ta phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình.

Bài viết liên quan