Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn người lớn do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển như người lớn. Các yếu tố như chế độ bú, loại sữa, vi khuẩn đường ruột, bệnh tiêu hóa… đều ảnh hưởng tới bé. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều vì bé cần giải phóng khí tích tụ trong bụng để thấy thoải mái hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều kèm theo các triệu chứng khác thì có thể vấn đề nghiêm trọng hơn hiện tượng sinh lý bình thường. Bài viết sẽ giúp bạn phân biệt trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nào là bình thường và khi nào cần đưa trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều đi khám.
Vì sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều?
Hiển nhiên xì hơi là hiện tượng bình thường trong một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn người lớn mới là dấu hiệu tốt nên bạn đừng vội lo lắng. Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều là để giải phóng khí tích tụ trong bụng. Khi bú sữa bé có thể nuốt phải không khí vào bụng.
Ngoài ra, quá trình tiêu hóa cũng sinh ra khí. Khí này tích tụ lâu sẽ gây đầy bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn. Nếu có thể xì hơi thì bé sẽ thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều thì rất đa dạng. Trong đó, bạn có thể kiểm tra các lý do sau:
Trẻ bú không đúng cách
Khi trẻ bú không đúng tư thế thì lượng khí bé nuốt vào bụng sẽ nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, nếu bé không ngậm được trọn núm vú thì rất dễ nuốt khí. Trường hợp lỗ thông khí của bình sữa quá nhỏ hoặc bị tắc cũng làm trẻ nuốt nhiều khí vào bụng khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều.
Trẻ xì hơi nhiều do dị ứng
Nếu mẹ ăn uống nhiều thực phẩm có caffeine như cola, trà, cà phê và sô-cô-la… thì bé cũng bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa của trẻ có thể không hoạt động tốt như thông thường dẫn tới trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều.
Bé cũng có thể bị dị ứng với sữa. Trong sữa mẹ lẫn sữa công thức đều có đường lactose – nguyên nhân dị ứng cực kỳ phổ biến. Khi cho trẻ bú mẹ nên để bé bú sữa sau, hạn chế sữa đầu. Nếu là sữa công thức thì cần kiểm tra kỹ thành phần sữa.
Ngoài ra, một số bé không thể dung nạp được lactose. Gluten là protein có trong lúa mạch, lúa mì, yến mạch,… nếu ăn phải thực phẩm chứa gluten hoặc lactose bé có thể bị tiêu chảy, xì hơi nhiều và có mùi nặng.
Do loạn khuẩn đường ruột
Không loại trừ nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều do loạn khuẩn đường ruột. Đây là tình trạng mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột trẻ. Nguyên nhân thì đa dạng, do nhiễm khuẩn, do mẹ hoặc bé dùng kháng sinh trong thời gian dài, do kém vệ sinh… Trường hợp loạn khuẩn ruột thì trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và có mùi hôi.
Một số nguyên nhân khác
Táo bón ở trẻ sơ sinh không phổ biến nhưng khi bé dùng sữa công thức hoặc bắt đầu ăn dặm thì nguy cơ táo bón tăng lên. Nếu bị táo bón bé sẽ đánh hơi nhiều và trẻ xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Cần kiểm tra nếu thấy phân khô, cứng thì khả năng cao bé bị táo bón.
Trẻ khóc nhiều cũng dễ bị xì hơi. Do khi khóc bé nuốt nhiều không khí và cần phải “xả hơi” sau đó. Các bé bị stress hoặc khó ngủ cũng có dấu hiệu xì hơi nhiều hơn bình thường.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh xì hơi nhiều
Để giúp trẻ sơ sinh sôi bụng xì hơi nhiều bớt khó chịu cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và chọn cách xử lý phù hợp sauL
- Vỗ ợ hơi cho bé: Sau khi bé bú thì mẹ vỗ nhẹ nhàng vào lưng để giúp trẻ tống bớt hơi ra ngoài. Cách này cũng hiệu quả sau khi trẻ quấy khóc trong thời gian dài.
- Massage bụng cho con: Xoa nắn nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể để bé thư giãn. Đặt trẻ nằm ngửa rồi massage cho bé, tập trung vào lưng và bụng. Dùng lòng bàn tay để xoa nhẹ nhàng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý không massage sau khi vừa cho bú.
- Cho con bú đúng cách: Mẹ lưu ý khi bú luôn để đầu bé cao hơn thân dù là bú mẹ hay bú bình. Khi bú xong cần vỗ lưng ợ hơi cho trẻ. Điều này giúp tống bớt khí thừa trẻ vừa nuốt khỏi ra ngoài. Giúp bé không bị chướng bụng, xì hơi nhiều.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu nghi ngờ nguyên nhân bé xì hơi do thực phẩm thì cần điều chỉnh thực đơn.
- Cho trẻ vận động nhiều: Vận động nhiều giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tiêu hóa. Nên cho bé vận động vừa theo độ tuổi, tránh để bé vận động nhiều ngay sau khi ăn.
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh là lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung men vi sinh.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều hơn bình thường chưa phải là dấu hiệu nguy hiểm để bạn phải đưa bé đi khám bệnh ngay. Tốt hơn hết là hãy quan sát tình trạng sức khỏe bé và tìm xem nguyên nhân chính xác là gì.
Tuy vậy, nếu tình trạng xì hơi kéo dài, kèm theo các triệu chứng như xì hơi mùi hôi thối có kèm sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ… thì cần đưa trẻ đi khám. Đặc biệt là khi tình trạng ngày càng nặng dần mà không tìm được nguyên nhân thì không nên chủ quan đợi thêm.
Tóm lại, trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là một hiện tượng bình thường và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý. Nếu không chắc chắn tình trạng của bé thì nên đưa trẻ đi khám bệnh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay mẹo dân gian chữa bệnh khi chưa rõ nguyên nhân.