Mẹ và Con - Tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ vào ban ngày khá phổ biến. Thông thường, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Do đó, tình trạng trẻ ngủ ít, khó ngủ là biểu hiện bất thường bố mẹ cần lưu ý.

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh cần ngủ ít nhất 16 tiếng mỗi ngày. Do dạ dày chưa đủ lớn, trẻ sẽ có các giấc ngủ ngắn khoảng 2-3 tiếng và tỉnh giấc để bú sữa. Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày thì bố mẹ cần tìm hiểu xem nguyên nhân ở bản thân bé hay có tác nhân bên ngoài ảnh hưởng.

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày?

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Trước hết bố mẹ cần theo dõi, quan sát xem đâu có thể là lý do con ngủ ít:

Nguyên nhân sinh lý giấc ngủ

Giấc ngủ của chung ta gồm hai loại là REM và NON-REM. Khi ở trong giai đoạn REM – giấc ngủ chuyển động mắt nhanh – chúng ta rất dễ bị đánh thức bởi ngoại cảnh. Trong khi ở người trưởng thành chỉ có 25% thời gian ngủ là REM, ở trẻ sơ sinh, có khoảng 50% thời gian các bé trong giấc ngủ REM. Chỉ cần vài cử động nhẹ hay tiếng động lạ cũng có thể làm bé bị tỉnh ngủ và khó ngủ lại. Ngoài ra nếu trẻ bị đói cũng sẽ rất dễ tỉnh giấc.

Nguyên nhân bệnh lý

Nhìn chung các bệnh lý thuộc hô hấp, bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh… lẫn bệnh lý bẩm sinh đều có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ ít, khó ngủ. Nếu là bệnh lý thì tình trạng khó ngủ này thường sẽ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của bé.

Một nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày khác là do thiếu chất. Có thể do mẹ ăn uống không đủ chất dẫn tới sữa mẹ không đủ dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng gây khó ngủ nếu trẻ hấp thu thiếu gồm canxi, vitamin D, kẽm, sắt, đồng, selen, các acid amin…

Những nguyên nhân khác

Ngoài ra có một số nguyên nhân thường gặp làm trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày khác như:

  • Tã ẩm ướt, nóng nực khiến bé khó chịu.
  • Môi trường ngủ không thuận lợi, ví dụ quá nóng, quá lạnh, quá sáng.
  • Bố mẹ không tạo được không gian yên tĩnh để bé dễ ngủ.
trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo không?

Chắc chắn chất lượng giấc ngủ kém sẽ kéo theo ảnh hưởng không tốt đến thể chất lẫn tinh thần của bé. Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng với não bộ khi mà hầu hết tế bào não phát triển mạnh nhất khi trẻ ngủ. Trong vòng 30 ngày đầu đời, 80% các tế bào não đã hình thành.

Xem thêm: 5 giai đoạn của giấc ngủ

Một khi giấc ngủ không được đảm bảo về chất lượng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Điều này còn ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần trong những ngày tháng đầu đời.

Giấc ngủ giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, hầu hết những tế bào não phát triển mạnh nhất khi trẻ ngủ. Bộ não trẻ sơ sinh chỉ bằng ¼ não người trưởng thành. 30 ngày đầu đời là giai đoạn não phát triển mạnh mẽ nhất. Sau đó sự phát triển chậm dần, mãi đến khoảng 3 tuổi, não một em bé mới có kích thước bằng ¾ não người lớn. Ngủ đủ giấc trong giai đoạn này rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh.

Sau đây là một số đặc điểm của giấc ngủ bình thường ở trẻ sơ sinh:

  • Bé ngủ trung bình 4 – 5 giấc mỗi ngày.
  • Thời gian thức để bú khoảng 30 đến 45 phút.
  • Một giấc ngủ kéo dài khoảng 2-3 tiếng.
  • Chu kỳ thức – ngủ của con chưa ổn định nên nếu mẹ thấy bé ngủ dài hơn 3 giờ thì nên chủ động đánh thức để cho bú. Sau giai đoạn sơ sinh trẻ sẽ tự biết thức khi đói và ngủ khi no.

Chính vì thế, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, hay trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hoặc khó ngủ thì bố mẹ phải chú ý ngay. Nếu các phương pháp hỗ trợ dưới đây không có tác dụng cụ thể thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín kiểm tra.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ ít bố mẹ có thể thử các cách hỗ trợ sau:

  • Giúp con phân biệt ngày đêm rõ ràng bằng cách tăng ánh sáng khi con dậy bú, chơi đùa với trẻ và để ánh sáng dịu nhẹ, giữ im lặng vào giờ ngủ.
  • Cho trẻ bú no trước khi ngủ bởi nhiều bé quấy khóc không chịu ngủ là do bị đói.
  • Chú ý không gian ngủ sao cho thoải mái nhất với bé.
  • Đặt con xuống giường ngay khi bé vừa thiu thiu ngủ, tránh tạo thói quen bố mẹ phải ôm ấp dỗ dành con mới chịu ngủ.
  • Thay tã thường xuyên, đảm bảo khô thoáng dễ chịu.
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
  • Có thể hát ru hoặc mở nhạc âm lượng vừa phải để dỗ bé ngủ ngon hơn.

Xem thêm: Cách rèn giấc ngủ cho trẻ sơ sinh chuẩn

làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Nhìn chung để bé ngủ ngoan, ngủ đúng giấc thì bố mẹ cần tập cho con thói quen tốt. Hiện nay có khá nhiều phương pháp luyện ngủ cho con, bố mẹ nên thử tham khảo và áp dụng. Giấc ngủ không chỉ quan trọng với sự phát triển của chính bé mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt cả gia đình. Con ngủ ngoan ngủ tốt thì bố mẹ mới có thời gian nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng để tiếp tục chăm sóc gia đình.

Vì thế, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày cần được chú ý và xử lý càng sớm càng tốt. Nếu không thể tự giải quyết thì bố mẹ nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín nhé.

Bài viết liên quan