Vậy nên khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi thì cha mẹ nên lưu ý tìm cách chữa sớm cho con. Sau đây là những cách
Tại sao trẻ hay bị nghẹt mũi?
Chuyện trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi rất phổ biến. Mũi bị tắc nghẽn do chất nhầy, đặc đóng bám, cản trở lưu thông. Chất dịch đặc nên trẻ chỉ nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Trẻ nhỏ chưa biết cách thở bằng miệng sẽ thấy khó chịu, mệt mỏi, bỏ ăn bỏ bú.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Phổ biến gồm:
-
- Cảm lạnh: nguyên nhân phổ biến nhất làm trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là cảm lạnh, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường.
- Dị ứng: một số bé rất mẫn cảm với môi trường xung quanh. Trẻ có thể bị viêm mũi dị ứng do các dị nguyên từ môi trường như thức ăn, khói bụi, phấn hoa, thời tiết thay đổi
- Trẻ bị cúm: một số bé khi mắc cúm chỉ có triệu chứng nghẹt mũi kèm theo sốt, ho mà không chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi sơ sinh: nhiều trẻ sơ sinh khi lọt lòng vẫn còn vướng chất nhầy bên trong mũi khiến bé bị khó thở. Trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được xử lý chuẩn xác nhất.
- Dị vật trong khoang mũi: Dị vật kẹt trong mũi khiến bé khó thở, thường thở khò khè, mũi không có chất nhầy. Cần đứa bé đi khám sớm để kịp thời gắp ra ngoài, tuyệt đối không tự xử lý tại nhà.
- Một số nguyên nhân khác như cấu trúc mũi bất thường, do viêm xoang, viêm amidan…
Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có sao không?
Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì đề kháng của các bé còn yếu. Nhìn chung cha mẹ đừng quá lo lắng vì các bệnh này ở trẻ nhỏ là cực kỳ phổ biến. Hầu hết các trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi đều rất mau khỏi, nhất là khi được chăm sóc đúng cách.
Tuy vậy, nếu tình trạng trẻ nghẹt mũi nhưng không có nước mũi kèm theo các triệu chứng như ho có đờm kéo dài, nghe tiếng thở khò khè ở trẻ, ngưng thở… thì khả năng cao phế quản của bé có vấn đề. Tình trạng này cần được điều trị nhanh chóng để tránh bệnh diễn tiến nặng.
Nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi nhưng tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn thì cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám để tìm nguyên nhân và xử lý. Tránh ảnh hưởng tới chất lượng sống của bé.
Trẻ bị ngạt mũi phải làm thế nào?
Có nhiều cách để xử lý tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi ở trẻ. Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bé mà sẽ có phương pháp phù hợp. Cha mẹ có thể thử 7 cách chữa ngạt mũi không có nước mũi tại nhà đơn giản sau:
Vệ sinh sạch khoang mũi
Chữa mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn khỏi khoang mũi. Nhất là trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi vì dịch nhầy quá đậm đặc thì nước muối sẽ giúp làm loãng dịch mũi. Nếu niêm mạc mũi bị sưng viêm thì nước muối cũng có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm nhất định.
Tắm nước ấm có tinh dầu
Tắm nước ấm rất tốt cho các bé bị nghẹt mũi, cảm lạnh khó chịu. Cho bé tắm nước ấm và nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm trà, bạc hà, khuynh diệp sẽ giúp mũi dễ chịu, thông thoáng hơn. Đồng thời các loại tinh dầu này cũng có tác dụng sát khuẩn, giúp hạn chế viêm nhiễm trong khoang mũi.
Xông mũi
Ngoài tắm nước ấm thì xông mũi cũng là cách giúp mũi thông thoáng, dễ chịu hơn. Bạn nên xông mũi cho bé trước khi ngủ. Lưu ý là cách này không phù hợp với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Trường hợp trẻ bị sưng viêm niêm mạc mũi thì cũng không nên xông vì quá nóng có thể làm tăng tình trạng viêm. Khi cho bé xông bạn lưu ý phải đảm bảo an toàn, tránh bị phỏng.
Massage cánh mũi
Bạn có thể tham khảo các bài massage cánh mũi nhẹ nhàng. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp chất nhầy trong mũi loãng ra cũng như tăng cường lưu thông khí trong mũi. Nếu không chắc chắn về cách thực hiện thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cho bé uống nhiều nước hơn
Nước giúp làm loãng dịch nhầy bên trong mũi. Lưu ý với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì không cho bé uống nước, chỉ cần cho uống thêm nhiều sữa là được.
Chườm ấm
Chườm ấm cũng có tác dụng tương tự như tắm nước ấm hay xông hơi. Hơi ấm giúp máu lưu thông dễ dàng, loãng dịch nhầy cũng như giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý nếu có dấu hiệu sưng viêm niêm mạc mũi thì không nên dùng phương pháp nóng. Vì sẽ làm tình trạng sưng, mưng mủ trở nên nghiêm trọng hơn.
Dùng thuốc trị nghẹt mũi
Có khá nhiều loại thuốc giúp thông mũi, trị nghẹt mũi cho trẻ em. Bạn lưu ý chỉ cho bé dùng sản phẩm đúng độ tuổi quy định. Với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc. Nhìn chung dù ở độ tuổi nào thì cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc bạn nhé.
Bên cạnh các mẹo trên bạn cũng cần lưu ý kỹ tình trạng sức khỏe của bé để đưa đi khám bệnh khi cần thiết. Mong rằng những thông tin trên đây giúp bạn tự tin xử lý hơn khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.