Mẹ&Con - Trẻ em ở tuổi lên 3 đã có những chuyển biến tâm lý rõ rệt. Lứa tuổi này bé bắt đầu biết nhận thức hành động, lời nói của mình cũng như bạn bè xung quanh. Vậy, khi con lên 3, ba mẹ cần dạy con những điều gì nhỉ? 9 bài học cha nên dạy con gái Những điều tuyệt vời mà vợ chồng Beckham dạy con trong cuộc sống Dạy con theo tính cách

Dạy con tự mặc quần áo

Một trong những điều trẻ lên 3 rất muốn làm, đó là tự mình mặc quần áo. Ba tuổi có thể tự mặc những bộ trang phục ngắn tay, đơn giản. Hãy kiên nhẫn giúp con bạn trưởng thành bằng cách cho bé “tự xử” những bộ trang phục thường ngày nhé. Bằng cách này bé học được các kỹ năng quan trọng, độc lập hơn.

Dạy con tự xúc ăn

3 tuổi có thể tự ăn bằng thìa hoặc nĩa và tự bưng ly uống nước. Hãy tập cho con tự xúc ăn dù ban đầu mẹ sẽ hơi mệt vì phải dọn dẹp “bãi chiến trường”. Không nên nuông chiều bằng cách xúc tận miệng cho con, làm như vậy bé sẽ ỷ lại, lười biếng…

Dạy con tự đi vệ sinh

Trẻ 3 tuổi, ba mẹ cần dạy con những điều gì? 5

Bé 3 tuổi có thể biết tự đi vệ sinh – Ảnh minh họa

Ở độ tuổi này bé có thể biết lúc nào mắc đi tiểu, đi cầu, lúc nào không. Hãy dạy cho con thói quen đi vệ sinh mỗi lúc cảm thấy buồn đi tiểu chứ không phải tè dầm hay “ị đùn” ra quần rồi mới gọi mẹ. Lưu ý: Bé có thể biết chủ động đi vệ sinh vào ban ngày, nhưng vào ban đêm thì không. Vậy nên trước khi đi ngủ, mẹ hãy tập cho con đi vệ sinh lần nữa để có một giấc ngủ sâu hơn nhé!

Giúp con tăng cường vốn hiểu biết

Đây là thời điểm ba mẹ nên bắt đầu giúp bé tham gia các hoạt động nhóm, tăng cường vốn hiểu biết thông qua việc thử sức ở nhiều trò chơi. Ví dụ như: Trò chơi tinh thần đồng đội: Đá bóng, bóng rổ. Trò chơi phát triển tính linh hoạt, sự cân bằng, vượt qua nỗi sợ hãi: Bơi lội, nhào lộn. Trò chơi phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo: Tô màu, vẽ tranh, cắt dán…

Dạy con trong mối quan hệ với bạn bè

Trẻ 3 tuổi, ba mẹ cần dạy con những điều gì? 6

Bạn bè cần nhường nhịn và giúp đỡ nhau – Ảnh minh họa

3 tuổi, bé đã sẵn sàng làm quen với các bạn mới thông qua các trò chơi nhóm, tập thể hay đi học ở lớp mẫu giáo. Khi có thêm mối quan hệ mới, ba mẹ cũng cần dạy con cách nhận thức cảm xúc của người khác, ví dụ như: Khi con giành đồ chơi với người khác, họ sẽ rất buồn còn khi con biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi của mình với người khác, họ sẽ rất vui…

Dạy con làm việc nhỏ

Trẻ em thích bắt chước người khác, vậy nên khi bé bước sang tuổi thứ 3, “lợi dụng” tính cách này bạn hãy tập cho bé phụ giúp các công việc lặt vặt trong nhà như dọn dẹp đồ chơi, để giày dép đúng nơi quy định. Đừng bắt con làm những công việc nặng nhọc ngoài tầm kiểm soát của bé, nếu bị giao một nhiệm vụ quá phức tạp bé sẽ cảm thấy quá choáng ngợp, thất vọng và mất đi sự hào hứng chăm chỉ ban đầu.

Giúp con phát triển ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi, ba mẹ cần dạy con những điều gì? 7

Gần gũi bé nhiều hơn giúp con phát triển ngôn ngữ – Ảnh minh họa

Trẻ em 3 tuổi nói rất nhiều, vốn từ vựng bây giờ của trẻ lên tới con số khoảng 300 từ. Bé có thể nói những câu đơn giản, hai ba từ ghép lại… Ba mẹ hãy nói chuyện, tâm sự nhiều hơn với con bằng cách mô tả những việc bạn đang làm, thời tiết hôm nay thế nào, món ăn kia có tên gọi là gì… Điều này sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ nhanh hơn đấy!

Thuần hoá cơn giận dữ

Lứa tuổi này bé cũng rất dễ dàng tức giận, không kiềm chế được cảm xúc của mình. Khi thấy con bắt đầu có biểu hiện bộc phát, cố gắng đánh lạc hướng cho bé thoát ra khỏi cơn tức giận bằng cách kể chuyện cười, làm những hành động gây cười… Sau khi cơn tức giận lắng xuống, hãy nói chuyện nghiêm túc với bé và đưa ra những kỷ luật nhất định nếu cần.

Hãy cho con được lựa chọn

Bé dần ý thức được bản thân và những hiện tưởng, sự việc xảy ra xung quanh. Vì vậy, thay vì ép buộc cứng ngắc, hãy cho con được chọn lựa và ba mẹ chỉ cần là người đứng bên ngoài góp ý. Ví dụ: “Mẹ thấy hôm nay trời lạnh, con nên mặc áo dài tay đi học để tránh cảm lạnh”, “Đi ăn tiệc nên mặc váy đầm sẽ đẹp hơn quần bò thông thường”… Được tự quyết đinh những việc cá nhân của mình ắt hẳn bé sẽ rất vui và sẵn lòng lắng nghe ý kiến của ba mẹ thay vì bực tức, khó chịu khi có một ông bố bà mẹ gia trưởng, độc đoán.

Theo Parents

Tags:

Bài viết liên quan