Bạn không thể thức dậy sớm vào buổi sáng? Mỗi khi thức dậy bạn đều lờ đờ uể oải? Có thể việc mệt mỏi, khó thức dậy sớm của bạn có thể xuất phát từ một trong các nguyên nhân sau đây:
Tại sao bạn phải “vật lộn” với việc thức dậy sớm vào buổi sáng?
Bạn có thể gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng vì một số lý do. Có thể đơn giản là bạn ngủ quá trễ hoặc không có việc quá quan trọng để phải thức dậy sớm. Tuy nhiên, nếu việc thức dậy sớm là một cuộc đấu tranh liên tục thì cũng có thể có những lo lắng tiềm ẩn về sức khỏe hoặc lựa chọn lối sống góp phần gây ra vấn đề.
Rối loạn giấc ngủ
Nhiều vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng bạn cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ. Ngay cả khi bạn muốn thức dậy sớm, cơ thể bạn vẫn có thể cảm thấy cần ngủ nhiều hơn.
- Ngưng thở khi ngủ : Suốt đêm, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ bị ngừng thở tạm thời. Kết quả là họ thức dậy vào buổi sáng với cảm giác bồn chồn, có thể bị đau đầu. Chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể gây khó tập trung và buồn ngủ ban ngày quá mức.
- Chứng ngủ rũ : Chứng ngủ rũ gây buồn ngủ ban ngày quá mức, thường kèm theo yếu cơ hoặc mất trương lực cơ. Rối loạn này có thể gây kích thích vào ban đêm, dẫn đến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Ngoài ra, chứng ngủ rũ cũng có thể gây ra các cơn buồn ngủ kéo dài vài phút.
- Chứng mất ngủ: Những người bị chứng mất ngủ ngủ quá nhiều vào ban đêm cũng cảm thấy buồn ngủ ban ngày quá mức trong ngày. Họ đấu tranh rất nhiều để thức dậy sau giấc ngủ và thường buộc phải ngủ trưa vào những thời điểm không thích hợp trong ngày.
Rối loạn nhịp sinh học
Nhịp sinh học chi phối chu kỳ ngủ-thức của chúng ta. Rối loạn nhịp sinh học làm gián đoạn lịch trình giấc ngủ của bạn và có thể khiến bạn khó thức dậy sớm vào buổi sáng.
Rối loạn ngủ-thức muộn
Thường gặp ở thanh thiếu niên, những người mắc chứng rối loạn ngủ-thức muộn khó đi vào giấc ngủ và thức dậy sớm. Những người gặp tình trạng này cũng có thể bị buồn ngủ ban ngày quá mức. Những người bị rối loạn ngủ-thức muộn thường không thể ngủ sớm hơn, ngay cả khi họ cố gắng.
Jet lag
Sau khi di chuyển qua hai hoặc nhiều múi giờ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giấc ngủ và nhịp sinh học theo giờ địa phương. Nếu bạn đi về phía đông, nhịp sinh học của bạn sẽ thay đổi nhanh chóng, việc thức dậy cùng người dân địa phương có thể khó khăn.
Các chuyên gia khuyên bạn nên chuẩn bị cho chuyến du lịch bằng cách điều chỉnh lịch ngủ trước để phù hợp với thời gian đến.
Rối loạn làm việc theo ca
Làm việc theo ca hoặc ca làm việc không theo thời gian có thể góp phần gây buồn ngủ ban ngày. Những thay đổi này có thể khiến bạn khó thiết lập một lịch trình ngủ ổn định. Nếu công việc của bạn yêu cầu làm việc theo ca, bạn cũng có thể phải cắt ngắn thời gian ngủ để tham dự các sự kiện xã hội, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và khó thức dậy sớm.
Vệ sinh giấc ngủ kém
Vệ sinh giấc ngủ đề cập đến những thói quen lành mạnh giúp bạn có được giấc ngủ thích hợp. Thiếu thói quen đi ngủ tốt như đi ngủ đúng giờ, môi trường ngủ kém chất lượng (phòng ngủ nóng nực, môi trường phòng ngủ quá ồn, nệm không đủ êm ái,…) và sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử trước khi ngủ,… có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn và là nguyên nhân khiến bạn có thức dậy sớm, luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Các thói quen sinh hoạt khác cũng góp phần làm vệ sinh giấc ngủ kém. Ví dụ, sử dụng caffeine vào buổi chiều tối hoặc uống quá nhiều rượu trước khi đi ngủ có thể làm cho việc đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Từ đó bạn sẽ khó có thể thức dậy sớm mà vẫn cảm thấy tỉnh táo.
Ngoài ra, sự trì hoãn đi ngủ để trả thù – tình trạng bạn cố gắng thức khuya chỉ để tận hưởng thời gian thư giãn cá nhân vì trong ngày quá bận rộn cũng là một yếu tố tác động đến khả năng thức dậy sớm của bạn.
Trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng
Trầm cảm, lo lắng và căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Trầm cảm có thể gây ra cả việc ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc giữa đêm hoặc ngủ quá nhiều, không thể thức dậy sớm và ngủ quên. Những rối loạn sức khỏe tâm thần này có thể góp phần gây ra các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
Và ngược lại, việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, có chất lượng giấc ngủ kém và mệt mỏi sau khi thức dậy,… cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và dẫn đến trầm cảm và lo lắng.
“Nợ ngủ”
Khi bạn thường xuyên bị mất ngủ, sự mất ngủ đó sẽ cộng thêm vào tổng số nợ ngủ của bạn. Nếu bạn mất ngủ một giờ mỗi đêm, bạn sẽ thiếu ngủ bảy giờ vào cuối tuần. Bạn có thể cố gắng bù đắp tình trạng thiếu ngủ bằng những giấc ngủ ngắn hoặc ngủ nướng vào cuối tuần, nhưng những thói quen này có thể làm gián đoạn lịch trình giấc ngủ của bạn. Kết quả là bạn có thể ngủ nhiều hơn và không thể thức dậy sớm được.
Làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn?
Để giúp bạn ngủ ngon hơn, dễ ngủ hơn và từ đó thức dậy sớm dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng theo một số mẹo sau:
- Đầu tư vào một chiếc nệm êm ái hơn
- Làm phòng ngủ tối hơn và ít ánh sáng hơn (nếu bạn mắc hội chứng sợ bóng tối, có thể dùng đèn vàng thay vì ánh sáng trắng)
- Giảm thiểu tiếng ồn trong giờ ngủ
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ (ở mức khoảng 25-27,5 độ C)
- Đặt báo thức của bạn vào cùng một thời điểm mỗi ngày
- Ngủ trưa khoảng 20 phút
- Thư giãn 30 phút trước khi đi ngủ
- Ngắt kết nối thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ
- Tập thể dục ít nhất 20 phút mỗi ngày
- Hạn chế caffeine sau 2 giờ chiều
- Không uống rượu trước khi đi ngủ 2 tiếng
- Không ăn tối sau 7 giờ tối
- Hạn chế sử dụng Nicotine và tiếp xúc với khói thuốc
- Ra khỏi giường sau 20 phút nằm trên giường mà vẫn chưa ngủ được
Có thể thức dậy sớm và thức dậy một cách tỉnh táo, không mệt mỏi luôn là một thử thách đối với mỗi chúng ta. Hãy tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc thức dậy sớm của mình và thay đổi ngay hôn nay bạn nhé!