Mẹ và Con - Vì sao có những người mãi không thể tiết kiệm được tiền và kinh phí luôn rơi vào cảnh thâm hụt? Đó chính là do 7 thói quen xấu trong chi tiêu sau đây!

Gần đến những ngày cuối năm, nhìn lại số tiền tiết kiệm của mình, nhiều người chỉ biết thở dài bởi dù cố gắng làm lụng như thế nào thì cũng chẳng dư được bao nhiêu. Bạn có biết, ngoài câu chuyện vật giá leo thang thì chúng ta cũng đang có những thói quen xấu trong chi tiêu “càn quét” hết số tiền mà chúng ta kiếm được?

Điểm mặt 7 thói quen xấu trong chi tiêu khiến bạn khó mà dư dả

Không lên kế hoạch trước

Khi đi siêu thị hoặc bước vào các cửa hàng, nếu không lên kế hoạch trước sẽ mua món gì, không tính toán trước được kinh tế hiện tại thì bạn dễ rơi vào tâm lý mua sắm nhiều hơn cần thiết, nhìn gì cũng muốn mua. Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất khiến bạn thâm hụt chi tiêu, mua sắm đồ dùng không cần thiết.

Mua sắm theo xu hướng

Đây là thói quen xấu trong chi tiêu mà rất nhiều người mắc phải. Bạn thấy một bộ quần áo, một món trang sức hay một dòng điện thoại mới vừa được cho ra mắt. Dù không phải là món đồ mà bạn cần nhưng bạn vẫn muốn mua để mình không bị lỗi thời, tụt hậu so với những người xung quanh. 

“Bẫy mua sắm” này vô cùng nguy hiểm và nếu không tỉnh táo, bạn hoàn toàn có thể tiêu hao toàn bộ tiền mà mình kiếm được vào chính những món đồ mua để chạy theo xu hướng này.

chi tiêu thông minh

Không để sẵn khoản tiết kiệm

Một thói quen xấu trong chi tiêu rất dễ thấy ở nhiều người chính là không để dành sẵn tiền tiết kiệm. Mỗi khi có khoản thu mới, bạn luôn nghĩ đến việc sẽ chi tiêu hoặc đơn giản chỉ là giữ tiền trong mình và sử dụng bất kỳ khi nào cảm thấy cần. 

Như vậy, chưa đến cuối tháng là bạn đã rơi vào tình trạng túng quẫn, hết tiền và chẳng thể để dành được bất kỳ số tiền nào dù là nhỏ nhất. Điều này cũng giải mã được lý do tại sao bạn làm rất nhiều, thu nhập cũng rất cao nhưng số tiền dành dùm được luôn chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Mua vì được giảm giá

Trong các dịp Black Friday hay các đợt giảm giá, chúng ta thường có xu hướng mua sắm nhiều hơn. Đây chính là thói quen xấu trong chi tiêu mà bạn nên bỏ đi càng sớm càng tốt.

mua sắm tiết kiệm

Đôi lúc, thấy một món đồ nào đó đang được giảm giá mạnh lên đến 50%, 70% và bạn nghĩ rằng chúng thật sự quá rẻ so với giá trị thật và mua về. Tuy nhiên, bạn quên mất rằng bạn có thật sự cần món đồ này hay không. 

Và kết quả của việc mua những món đồ không cần thiết chính là bạn nhanh chóng quên đi chúng, không sử dụng đến hoặc chỉ dùng vài buổi. Việc mua một món đồ không sử dụng sẽ khiến bạn lãng phí tiền của mình mà không nghĩ đến đấy nhé!

Mua đi mua lại thứ kém chất lượng

Bạn có biết, việc chọn mua những thứ rẻ nhất và chấp nhận khi chúng hỏng sẽ mua lại chỉ để tiết kiệm thật ra lại chính là thói quen xấu trong chi tiêu khiến bạn tốn nhiều tiền hơn. Bạn chấp nhận mua 1 món đồ rẻ hơn đến 10 lần so với món đồ chất lượng nhưng rồi dùng chỉ được vài ngày thì đồ hỏng và bạn phải mua lại món đồ mới. 

Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu của bạn thì tổng số tiền mà bạn phải bỏ ra để mua sắm sẽ cao hơn rất nhiều so với việc bạn mua một món đồ bền và chất lượng.

Vung tay quá trán trong chi tiêu

Bạn kiếm được 1 đồng nhưng lại xài 2 đồng, thậm chí xài 10 đồng. Việc “vung tay quá trán” là một thói quen xấu trong chi tiêu mà bạn nên cải thiện càng sớm càng tốt. Nếu không tự kỷ luật bản thân để cân đối chi tiêu thì chẳng sớm thì muộn, bạn sẽ tiêu sạch mọi của cải và thậm chí còn để bản thân rơi vào cảnh nợ nần.

chi tiêu hợp lý

Mua sắm theo ý thích

Đây cũng chính là thói quen xấu trong chi tiêu mà nhiều người mắc phải. Bạn mua sắm theo tâm trạng. Buồn, mua sắm giải khuây. Vui, mua sắm như một hình thức “ăn mừng”. Điều này đã dẫn đến tình trạng bạn mua nhiều hơn, tốn tiền nhiều hơn và mua những thứ chẳng cần thiết.

Làm sao để tiết kiệm chi tiêu, tăng tiền tích lũy?

Trong thời buổi vật giá leo thang, người người nhà nhà đều phải “thắt lưng buộc bụng”. Do đó, việc tiết kiệm lại càng cần thiết hơn. Một số mẹo chi tiêu tiết kiệm giúp bạn tăng tài sản tích lũy mà bạn có thể áp dụng:

  • Tái sử dụng đồ cũ để không phải chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm những món đồ mới.
  • Chia nhỏ tiền. Tùy theo gia đình và nhu cầu mà cách chia tiền sử dụng sẽ khác nhau, tuy nhiên bạn nên chia nhỏ khoản tiền có được thành nhiều nhóm như tiền điện nước, tiền mua sắm, tiền nhà, tiền tiết kiệm,.. Điều này giúp bạn dễ tiết kiệm hơn do không mua sắm quá tay.
  • Lên kế hoạch mua sắm. Để tránh thói quen xấu trong chi tiêu, tốt nhất bạn nên lên kế hoạch cho việc mua sắm, xác định trong tháng mình cần phải mua những món đồ gì và chỉ mua đúng theo kế hoạch đề ra.
  • Thêm vào giỏ hàng và chờ đợi. Một mẹo đơn giản cho bạn trước khi mua sắm để có thể mua sắm tiết kiệm hơn chính là thêm vào giỏ hàng và đợi 2-3 ngày xem mình có nhớ đến việc mua món đồ đó hay không và có còn muốn mua hay không. Như vậy, bạn có thể hạn chế được thói quen xấu trong chi tiêu do mua đồ cảm tính, mua những món đồ theo ý thích hoặc tâm trạng dẫn đến lãng phí.
  • Mua những món đồ chất lượng: Khi mua sắm một món đồ cần thiết và phải dùng nhiều lần, bạn nên ưu tiên mua các món đồ chất lượng, độ bền cao để tránh đồ nhanh hỏng khiến bạn phải thay mới liên tục.

chi tiêu thông minh

Chỉ cần thay đổi những thói quen xấu trong chi tiêu là đã có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn và tránh được tình trạng làm nhiều nhưng tiền tiết kiệm lại chẳng có bao nhiêu rồi đấy. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nhận ra những “thủ phạm” phá hủy kế hoạch tiết kiệm của mình và có cách khắc phục phù hợp.

Bài viết liên quan