Theo các chuyên gia, rối loạn hành vi là bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Đây được xem là nhóm các vấn đề liên quan đến hành vi, cảm xúc và cần phải được điều trị kịp thời.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu thế nào là rối loạn hành vi ở trẻ em, nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này là gì, để từ đó có cách phòng tránh và điều trị kịp thời, giúp các con phát triển triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!
Thế nào là bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em?
Rối loạn hành vi là bệnh lý hay gặp ở lứa tuổi vị thành niên. Theo thống kê, có khoảng 20% thanh thiếu niên trên toàn thế giới đang phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này và cần phải được điều trị.
Theo các chuyên gia, bệnh rối loạn hành vi là nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc. Cụ thể, trẻ em mắc phải các rối loạn này thường có xu hướng không tuân thủ theo các nguyên tắc cư xử thông thường.
Dựa trên độ tuổi khởi phát, hiện bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em được chia thành 2 loại gồm: Rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em (đối với những trẻ dưới 10 tuổi) và rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (đối với những trẻ em từ 10 tuổi trở lên).
Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, trẻ em mắc các rối loạn hành vi cần phải được phát hiện và can thiệp kịp thời. Phụ huynh cần quan sát, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp cho việc điều trị bệnh rối loạn hành vi ở các con đạt kết quả cao nhất.
Rối loạn hành vi ở trẻ em có những triệu chứng gì?
Thực tế cho thấy, những trẻ em được chẩn đoán mắc các rối loạn hành vi thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc kiểm soát hành vi của chính bản thân; có xu hướng không tuân theo bất kỳ nguyên tắc hay quy luật nào.
Các hành động của trẻ em mắc rối loạn hành vi thường diễn ra một cách bột phát mà không lường trước được hậu quả của hành động đó. Hay nói cách khác, người bệnh sẽ không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh khi làm những hành động đó.
Một số triệu chứng thường gặp ở những trẻ em bị rối loạn hành gồm:
- Thời gian mắc các rối loạn hành vi thường kéo dài ít nhất từ 3 đến 6 tháng
- Trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi thường cư xử hung hãn với mọi thứ xung quanh, bạn bè, bố mẹ, người thân và kể cả các với các đồ vật, con vật…
- Trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi có xu hướng nghịch ngợm, phá phách, sử dụng bạo lực, và thường xuyên nói dối.
- Trẻ mắc bệnh rối loạn hành vi thường có những hành động phương hại đến những người xung quanh, và thậm chí với chính bản thân mình.
- Trẻ có xu hướng tự cô lập bản thân với mọi người xung quanh, tự thu mình khỏi xã hội
- Trẻ mắc rối loạn hành vi còn có triệu chứng tăng động giảm chú ý hay mất tập trung.
- Trẻ bị rối loạn hành vi gặp vấn đề về ăn uống. Hoặc ăn ít, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, không kiểm soát.
- Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu, diễn đạt thông tin, tính toán…
Theo các chuyên gia, những trẻ mắc rối loạn hành vi ở giai đoạn đầu thường có những triệu chứng điển hình như nói nhiều, đi lại nhiều, hay nóng giận, cáu gắt và dễ bị kích động. Khi chuyển sang giai đoạn ức chế, trẻ sẽ có những biểu hiện nặng nề hơn như trầm cảm, tự ti, thu mình, không muốn giao tiếp và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Những trẻ bị mắc các rối loạn hành vi cần sớm được phát hiện và điều trị về các bệnh lý tâm thần một cách kịp thời. Bởi đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, và phức tạp. Khi trẻ bị rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, thậm chí có hành vi tự tử đe dọa tính mạng của chính mình.
Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em, nguyên nhân do đâu?
Các nghiên cứu gần đây cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em. Thông thường, trẻ mắc rối loạn hành vi không chỉ do một nguyên nhân cụ thể nào, mà có thể là sự tích hợp từ nhiều yếu tố.
Một trong những yếu tố đó bao gồm:
- Các yếu tố sinh học: Di truyền, rối loạn chuyển hóa…
- Trẻ từng gặp các chấn thương não, tổn thương hệ thần kinh trung ương.
- Đặc biệt, nguyên nhân dẫn tới các rối loạn hành vi còn đến từ yếu tố môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội…). Theo đó, trẻ em bị tác động bởi bạo hành, gia đình không hạnh phúc, hoặc từng trải qua những gặp biến cố lớn khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng…
Theo các chuyên gia, bệnh lý rối loạn hành vi nếu không được điều trị kịp thời sẽ có có nguy cơ thể tiến triển thành bệnh tâm thần. Do đó, bố mẹ phải thực sự chú ý để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn.
Bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em gây ra những tác hại gì?
Qua những biểu hiện kể trên, có thể thấy rối loạn hành vi không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh mà cả những người thân xung quanh. Cụ thể:
- Trẻ mắc rối loạn hành vi có xu hướng gây hại đến bản thân bằng những hành động nguy hiểm, không suy nghĩ.
- Ngoài ra, trẻ đang có vấn đề về rối loạn hành vi cũng có những hành động thô bạo, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Trẻ trở nên dễ cáu gắt, khó thích nghi với xã hội và tự tách biệt bản thân khỏi những người xung quanh. Điều này ảnh hưởng rất nặng nề đến tâm lý và sự khỏe tinh thần của trẻ sau này.
- Đặc biệt, trẻ bị rối loạn hành vi thậm chí có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật do có những hành động bạo lực, chống đối.
Cách phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em
Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn, bố mẹ nên hiểu rằng gia đình vẫn là nơi trẻ cần nhất. Chính vì thế, bố mẹ cần tạo ra một tổ ấm yêu thương, luôn quan tâm, chia sẻ với những cảm xúc mà con đang gặp phải. Từ đó dần tháo gỡ những khúc mắc trong lòng các con, giúp các con trở nên cởi mở hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cùng nên kết hợp với nhà trường và xã hội để giúp các con có thể nhanh chóng hòa nhập xã hội. Hạn chế tối đa việc trẻ tự cô lập và tách biệt mình khỏi thế giới xung quanh.
Bố mẹ cần nhẫn nại, kiên trì trong cách chăm sóc và dạy dỗ con cái. Tránh các hành vi thô bạo, lời lẽ nặng nề gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Cuối cùng, những trẻ em bị bệnh rối loạn hành vi cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh diễn tiến đến những hậu quả nặng nề có thể xảy ra.
Hy vọng, thông qua bài viết này, bố mẹ đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em. Từ đó thấu hiểu và biết cách can thiệp kịp thời, giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn.