Mẹ và Con - Những ngày gần đây câu chuyện thú cưng tấn công em bé có thể khiến ba mẹ lo lắng. Vì thế, Mẹ và Con chia sẻ những thông tin hữu ích về cách đề phòng chó cắn em bé. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu và cập nhật ngay nhé!

Bất kỳ chú chó nào cũng có thể cắn các em bé của bạn, dù chúng từng là những con vật thân thiện nhất. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bị chó cắn, cách đề phòng chó cắn? Đây là lời khuyên dành cho ba mẹ từ Tạp chí Mẹ và Con.

Tình trạng chó cắn em bé

Chó cắn trẻ em thường xảy ra trong hoặc xung quanh nhà. Thông thường, đó là chó do gia đình chăm sóc hoặc của những người trẻ thân thiết như hàng xóm, họ hàng… Những thời điểm nguy hiểm nhất là khi trẻ chơi một mình với chó hoặc cố gắng chơi đùa khi chó đang ăn hoặc đang ngủ.

Bạn có thể giảm nguy cơ bị chó cắn và các thương tích khác bằng cách giám sát chặt chẽ trẻ em khi chúng ở gần chó, đặc biệt là khi chơi đùa. Giám sát chặt chẽ có nghĩa là luôn giữ trẻ ở trong tầm tay và sẵn sàng can thiệp ngay lập tức trong tình huống cần thiết, luôn cảnh giác và không để bị phân tâm. Ví dụ như không chăm chú nhìn vào điện thoại khi có một chú chó đang ở gần con của bạn.

cách đề phòng chó cắn

Các lưu ý giúp ngăn ngừa bé bị chó cắn

• Dạy con chơi với chó thật nhẹ nhàng, không đánh hay mắng chó

• Tách trẻ và chó khi bạn không thể giám sát hay khi trẻ đang vui đùa

• Dạy con tuyệt đối tránh xa chó trong một số tình huống nguy hiểm

• Thiết lập khu vực cấm riêng cho bé và cho chó

• Nhờ người thân hỗ trợ nếu không thể trực tiếp giám sát khi bé và chó đang chơi

• Huấn luyện chó nhà tuân theo các mệnh lệnh như ngồi, đứng yên, nhả ra…

• Dạy con bạn không chạy qua chó hoặc cố gắng chạy nhanh hơn chó.

Khi nào nên giữ chó và trẻ em cách xa nhau?

Có những lúc bạn không bao giờ nên để bé ở gần con chó của gia đình hoặc những con chó khác cũng là một cách đề phòng chó cắn. Những trường hợp cụ thể bao gồm khi:

• Chó đang ngủ: Đảm bảo chỗ ngủ của chó ở nơi yên tĩnh, cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình để đảm bảo chó có thể ngủ ngon mà không bị quấy rầy.

• Chó đang ăn: Tách riêng chó và trẻ ở những thời điểm nhạy cảm như chó đang ăn, thậm chí là cả vào giờ ăn chính hoặc ăn nhẹ của gia đình.

• Chó lạ: Hãy dạy con bạn không nên đến gần chó lạ, dù nó trông hiền lành hoặc thân thiện.

• Chó đang bị trói: Một con chó đang bị trói thường rất căng thẳng hoặc sợ hãi, nên rất khó chịu và dễ tấn công con bạn.

• Chó bị ốm hoặc bị thương: Các cơn đau đớn có thể khiến chó dễ phát cáu hơn bình thường và dễ dàng tấn công trẻ của bạn.

• Chó mẹ đang trông con: Bản năng làm mẹ sẽ khiến chó mẹ trở nên hung dữ khi có người đến gần con của nó.

• Chó đã lấy đồ chơi hoặc thức ăn của trẻ: Hãy dạy trẻ nhờ bạn giúp đỡ thay vì cố gắng giành lại đồ chơi hoặc thức ăn đang được chó giữ.

• Chó đang bị đói: Chỉ bạn hoặc người lớn có thể cho chó ăn. Đồng thời, đừng để con bạn chơi hoặc ở gần bát thức ăn hoặc nước của chó.

Cách giúp trẻ an toàn hơn khi chơi với chó nhà

Bạn có thể chỉ cho con cách vỗ về và chơi với chó an toàn hơn từ những hướng dẫn bên dưới. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ phải thực hiện thường xuyên:

• Dạy con tránh giao tiếp bằng mắt trực tiếp khi đến gần chó.

• Đi về phía con chó và dừng lại cách con chó 3 bước lớn.

• Chờ ý kiến của người nhà trước khi vuốt ve. Điều này rất quan trọng ngay cả khi cả hai từng quen biết.

• Tiếp cận con chó một cách bình tĩnh và đi một đường cong về phía nó, đừng đi thẳng.

• Để chó ngửi mu bàn tay của trẻ (nắm tay trẻ thành nắm đấm sao cho ngón cái nằm gọn bên trong).

• Dạy bé nhẹ nhàng vuốt ve chó dọc theo lưng từ cổ về phía đuôi, không vỗ vào đầu hay nắm đuôi.

• Không nên cho trẻ hôn hoặc ôm quanh cổ chó. Điều này khiến cho khuôn mặt của trẻ đến gần miệng con chó hơn nên dẫn đến nguy hiểm nhiều hơn.

• Hãy làm gương cho con trong việc đối xử nhẹ nhàng và tử tế, yêu thương động vật, không làm tổn thương, trêu chọc, gây sợ hãi hoặc ngạc nhiên.

cách đề phòng chó cắn

Ứng phó khi trẻ gặp chó lạ là cách đề phòng chó cắn

• Đầu tiên là không nên cho con bạn đến gần những con chó lạ.

• Nếu một con chó lạ đến gần, bé nên đứng yên hoàn toàn, hai tay đặt bên hông và nắm chặt tay.

• Giữ im lặng, không la hét hoặc nhìn vào mắt con chó. Tốt nhất là trẻ nên nhìn xuống đất.

• Nếu trẻ bị chó xô ngã, con bạn nên lăn ra xa và nằm yên.

Chó là một vật nuôi phổ biến của nhiều gia đình, nhưng không có nghĩa là chó luôn an toàn đối với trẻ, kể cả khi chó được bạn chăm sóc. Những khi không khỏe chó sẽ có sức chịu đựng kém, dễ bực bội và tấn công người khác, bao gồm con của bạn.

Để bảo đảm an toàn ngoài dạy trẻ cách đề phòng chó cắn, bạn cũng cần phải cố gắng duy trì sức khỏe cho chú chó của bạn, giúp chó luôn cảm thấy an toàn và thoải mái nhé. Chúc bé của bạn luôn an toàn, thú cưng luôn vui khỏe để gia đình ngập tràn tiếng cười. 

Bài viết liên quan