Để con có một mùa hè ý nghĩa thay vì cứ dán mắt suốt vào tivi hay chơi game trên iPad, bạn có thể tạo dựng cho con niềm đam mê với sách, giúp bé rèn luyện kỹ năng đọc và nâng cao kiến thức của mình. Một số mẹo sau đây sẽ giúp bạn thực hiện điều ấy dễ dàng! Uống nước dừa đúng cách trong mùa hè Tăng sức đề kháng cho làn da mùa hè Để bé có một mùa hè tuyệt vời

1. Tạo dựng một tủ sách gia đình

Nếu như bạn đã có sẵn một tủ sách gia đình thì hãy “bàn giao” cho con một ngăn, để con tự sắp xếp sách thiếu nhi và những gì con sẽ đọc, sẽ bảo quản. Nếu như bạn chưa có một tủ sách như thế tại nhà thì hãy nhân dịp này bắt đầu xây dựng cùng con. Mua một kệ sách hoặc tủ đựng sách về, cùng con trang trí. Sau đó thảo luận với con xem mẹ con mình nên mua những sách gì.

Bạn nên trao cho con “quyền” coi sóc tủ sách này. Bằng cách ấy, trẻ nhận ra mình có trách nhiệm với sách, thấy tự hào về “tài sản sách” của bản thân và học cách bảo quản, giữ gìn sách tốt nhất.

tao-dung-niem-dam-me-doc-sach-cho-con-trong-mua-he-nay

2. Xây dựng giờ đọc sách

Hãy lên thời khóa biểu cho cả gia đình, để có một giờ đọc sách nhất định trong ngày. Bạn bảo khó quá ư? Ồ, không khó đâu! Chỉ cần nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ là được. Vào giờ đọc sách, cả gia đình hãy tạm gác những việc khác lại, để quây quần cạnh nhau, cùng đọc sách với nhau. Khi thấy bố mẹ đọc sách, trẻ sẽ bắt chước. Kể cả nếu con chưa biết chữ, bạn cũng có thể tận dụng giờ đọc sách này để cho con xem các quyển truyện tranh khổ lớn, để con tưởng tượng xem chuyện gì xảy ra với các nhân vật trong tranh. Có giờ đọc sách, trẻ sẽ hình thành dần thói quen xem việc đọc như một điều không thể thiếu trong ngày của mình, như ăn – uống – ngủ…

3. Tạo “giải thưởng”

Bạn có thể thỏa thuận với con mỗi ngày con đọc bao nhiêu trang sách. Sau khi trẻ đọc xong chừng đó trang, bạn hãy đặt ra một vài câu đố bất kỳ, liên quan đến nội dung trẻ vừa đọc được. Nếu trẻ trả lời đúng, hãy thưởng cho con bằng cách đánh một dấu vào “phiếu thưởng”. Khi bé đạt được số dấu nhất định trên “phiếu thưởng” (chẳng hạn 10 dấu), bạn có thể thưởng cho con một số tiền để bé chọn mua sách mới, đưa bé đi công viên, thực hiện một lời hứa nào đó với con…

Việc tạo nên một “giải thưởng” cho việc đọc sách sẽ kích thích bé bước đầu tò mò, ham đọc. Và đến một lúc, bạn chẳng cần hứa thưởng gì nữa thì bé vẫn hết sức hào hứng để thực hiện việc đọc sách, kể cho bạn nghe nội dung cuốn sách…

tao-dung-niem-dam-me-doc-sach-cho-con-trong-mua-he-nay

4. Đưa con đến nhà sách, thư viện

Hãy cho con được lớn lên cùng không khí “mọi người đều đọc sách”. Khi đến nhà sách và thư viện, trẻ nhận ra rất nhiều người đều đang đọc sách. Con sẽ yêu dần không khí yên tĩnh, tập trung vào trang sách, thỉnh thoảng trao đổi với nhau những điều thú vị vừa đọc được.

Bạn cũng nên đưa trẻ đi nhà sách thường xuyên, định hướng cho con những cuốn sách nào là sách hay, phù hợp với con. Khi trẻ có được cảm giác háo hức và sung sướng được ôm những cuốn sách mới mua trên tay, trẻ sẽ thật sự hình thành được tình yêu cùng trang sách và sẽ đọc một cách tự nguyện mà không cần chờ bạn nhắc.

5. Sử dụng sách làm quà tặng

Khi con được 4-5 tuổi trở lên, bạn đã nên bắt đầu xem sách là món quà để tặng con rồi. Đến tuổi con đi học, biết đọc chữ, việc tặng sách cho con cũng cần được thực hiện thường xuyên. Bạn nên viết ở trang đầu tiên mỗi cuốn sách tặng con vài dòng, chẳng hạn như: “Tặng con yêu! Mẹ mong con cũng sẽ yêu loài vật như cậu bé trong quyển truyện này nhé!”. Những dòng chữ ấy của bạn sẽ khiến trẻ rất tự hào, thêm yêu những trang sách.

Sau này, khi con lớn lên, một lúc nào đó vô tình mở lại cuốn sách cũ, đọc những dòng chữ mẹ đề tặng, con cũng sẽ hiểu rằng mình đã có được những kỷ niệm ấu thơ rất đẹp.

tao-dung-niem-dam-me-doc-sach-cho-con-trong-mua-he-nay

6. Tập cho con viết, vẽ về nội dung cuốn sách đã đọc

Sau khi đọc cho con nghe hoặc để con tự đọc xong một quyển sách, bạn có thể giúp trẻ bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình với nhân vật bằng cách hướng dẫn con viết, vẽ (tùy ý thích của trẻ) về nội dung cuốn sách vừa được đọc. Cách làm này giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc hơn nội dung, học được cách “tóm tắt” những gì đã đọc, học được cách bày tỏ cảm xúc và chính kiến của mình.

Hãy giúp con lưu giữ thật cẩn thận những gì con viết, vẽ này vào một album và thỉnh thoảng mẹ con cùng mở ra xem. Trẻ sẽ không chỉ yêu hơn từng quyển sách mà sẽ còn sớm trở thành một cô bé, cậu bé rất có tâm hồn, biết cách tạo nên những “tác phẩm” của chính mình nữa đấy!

Tags:

Bài viết liên quan