Mẹ và Con sẽ giới thiệu các công thức nấu ăn giúp cải thiện khả năng miễn dịch. Có thể bạn chưa biết dừa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nhưng đây thật sự là thức giàu chất dinh dưỡng và giúp hỗ trợ sức khỏe trong mùa dịch bệnh này. Uống nước dừa tươi đã có thể mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn. Tuy nhiên, với các công thức chế biến nước dừa tăng sức đề kháng này, bạn sẽ có thêm nhiều gợi ý cho thực đơn của gia đình mình. Trong mùa dịch này, không gì là quan trọng hơn sức khỏe của mỗi người, do đó hãy cùng khám phá thêm các công thức pha chế nước uống và món ăn với nước dừa tăng sức đề kháng nhé!
Lợi ích sức khỏe của nước dừa
Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát mà nó còn có một số đặc tính tuyệt vời. Nước dừa rất giàu chất điện giải, enzym, axit amin, khoáng chất (canxi, kali, mangan, magiê), vitamin (riboflavin và vitamin C) và chất xơ. Nước dừa tăng sức đề kháng vì axit lauric của nó có đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và kháng vi-rút, chống lại nhiễm trùng đồng thời loại bỏ giun đường ruột và vi khuẩn Candida. Kali trong nước dừa giúp duy trì áp lực nước trong tế bào và máu. Nước dừa cũng cải thiện các chức năng của hệ thần kinh và nó ngăn ngừa chuột rút và co thắt ở các cơ. Đồng thời, nước dừa làm giảm nguy cơ huyết áp cao và đột quỵ và giúp ngăn ngừa sỏi thận. Nó cũng có các hợp chất (cytokinin) bảo vệ tế bào khỏi lão hóa và ung thư
Công thức pha chế nước dừa tăng sức đề kháng
1. Nước dừa, cam, sữa chua, hạnh nhân
Công thức này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cực kỳ giàu vitamin. Nước cam cung cấp vitamin C, trong khi sữa chua rất giàu Vitamin-D, ớt chuông đỏ thì có cả hvitamin-C và beta-carotene. Hai thành phần còn lại là gừng và hạnh nhân là một nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời và giúp kháng viêm. Ngoài ra, với công thức này, bạn sẽ mất khoảng 10 phút pha chế và được ly nước thơm ngon, giàu dinh dưỡng.
Thành phần cần chuẩn bị:
- 100ml nước dừa
- 80ml nước ép cam tươi
- 50ml sữa chua
- Ớt chuông đỏ 15 gam
- Gừng 5 gam
- 5 gam hạnh nhân
- Một ít muối
Cách thực hiện:
1. Gọt cam và lấy nước ép
2. Rửa và cắt ớt chuông đỏ
3. Gừng rửa sạch và gọt vỏ
4. Bạn cho tất cả các nguyên liệu vào một cối xay sinh tố, xay đến khi hỗn hồn hòa quyện, nhuyễn, mịn là có thể thưởng thức
2. Nước dừa, hạt Chia, chanh
Thời gian chuẩn bị món nước này cũng là tầm 10 phút. Bạn sẽ có ngay 1 ly nước thơm, ngon, giàu dinh dưỡng cho cả nhà trong mùa dịch
Thành phần cần chuẩn bị:
- 2 cốc nước dừa nạo
- 2 muỗng canh nước chanh
- 2 muỗng canh mật ong
- 2 muỗng cà phê hạt Chia (ngâm trong 10 phút)
- Một nắm lá bạc hà tươi (để trang trí)
- Một vài lát chanh (để trang trí)
- 5-6 viên đá
Cách thực hiện:
1. Cho nước cốt chanh, mật ong và hạt Chia đã ngâm vào nước dừa tươi trong một bát lớn và trộn đều và để trong tủ lạnh 15-20 phút.
2. Đổ vào từng ly, trang trí với lá bạc hà tươi và chanh, thêm vài viên đá và dùng lạnh.
3. Súp củ dền và dừa
Với món này thì bạn sẽ nấu được một phần soup trong vòng 15 phút. Ăn trong những ngày giãn cách là rất tuyệt vời, bởi nó giàu dinh dưỡng, ấm và rất ngon miệng.
Thành phần cần chuẩn bị:
- 2 củ dền gọt vỏ và cắt nhỏ
- 1 củ hành tây băm nhỏ
- 2 gam gừng
- 1 trái ớt xanh
- Muối và hạt tiêu cho vừa ăn
- 2 thìa dầu dừa
- Nước dừa – 100 ml
Cách thực hiện:
1. Gọt vỏ và cắt nhỏ củ dền, hành tây, ớt và gừng.
2. Đun nóng dầu dừa trong chảo. Thêm hành, ớt, gừng và củ dền vào xào
3. Thêm nước và đun sôi, để lửa nhỏ trong một giờ.
4. Xay nhuyễn các chất bên trong và đặt lại trên ngọn lửa.
5. Thêm nước dừa, nêm nếm lại gia vị, vậy là bạn có thể dùng được rồi.
4. Súp cà rốt, đậu lăng và dừa
Bạn có thể dùng loại súp này khi bị ốm hoặc thậm chí có cảm giác ngứa ran trong cổ họng do các triệu chứng của cảm lạnh. Món súp này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, vì các thành phần trong súp đều có tính kháng viêm và giá trị dinh dưỡng rất cao.
Thành phần cần chuẩn bị:
- 2 cốc đậu lăng đỏ
- 4 củ cà rốt lớn, cắt nhỏ
- 2 cọng cần tây, cắt nhỏ
- 4 chén nước luộc rau
- 1 lon nước cốt dừa
- 1/2 chén cà chua thái hạt lựu
- 2 muỗng canh gừng tươi băm nhuyễn
- 1 củ hành trắng cắt nhỏ
- 3 tép tỏi băm
- 2 muỗng canh dầu dừa
- 1,5 muỗng cà phê nghệ
- 1 thìa cà phê rau mùi
- 1 muỗng cà phê ớt bột
- Muối & hạt tiêu để nếm
Cách thực hiện:
Bạn cho dầu dừa vào nồi lớn, để lửa vừa và xào hành khoảng 3-5 phút. Thêm cần tây, tỏi, gừng và xào trong 2-3 phút. Sau đó thêm cà rốt (cà rốt thái hạt lựu), thìa là, nghệ, rau mùi, ớt bột, tiêu và muối. Trộn đều và xào trong 15 phút.
Tiếp theo bạn thêm đậu lăng, cà chua thái hạt lựu và nước luộc rau vào trộn đều. Vặn lửa nhỏ, đậy vung, đun khoảng 35-40 phút cho đến khi đậu lăng ngấm gần hết nước dùng, và thỉnh thoảng hãy khuấy bạn nhé. Cho nước cốt dừa vào trộn đều. Đậy nắp nồi và đun nhỏ lửa trong 5 phút.
Thế là bạn đã chế biến xong món súp. Cuối cùng, bày ra với ngò tươi là bạn có thể thưởng thức được rồi.
Bạn cần chú ý thêm:
Bạn có thể bảo quản món này trong hộp kín khí trong tối đa 5 ngày, có thể đông lạnh súp và để dành cho lần sau. Khi đã sẵn sàng để thưởng thức, hãy để súp rã đông trong tủ lạnh và hâm lại trong lò vi sóng hoặc bếp. Nếu bạn muốn súp loãng hơn, hãy thêm nhiều nước luộc rau hơn cho đến khi bạn đạt được độ đặc mong muốn.
Hy vọng với các công thức chế biến nước dừa tăng sức đề kháng, bạn có thể có nhiều cách để bổ sung dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình. Mẹ và Con chúc bạn thật nhiều sức khỏe và lạc quan suốt mùa giãn cách.