Mẹ và Con - Khi số ca nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, bên cạnh việc đeo khẩu trang và tuân thủ nguyên tắc 5K, chúng ta cũng nên tự tăng cường sức đề kháng để có thể đấu tranh với "Cô Vy". 

Vì cuộc chiến với đại dịch là một cuộc chiến dài hơi chưa có hồi kết, hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con điểm qua một số giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng mùa dịch cho cả gia đình bạn nhé! Có sức khỏe, chúng ta sẽ có thể cùng nhau vượt qua khó khăn này.

Cách hoạt động của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể

Cơ thể của bạn sẽ tạo ra các protein (kháng thể) để phá hủy các tế bào bất thường đang phát triển bên trong cơ thể, từ đó bảo vệ bạn khỏi các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm hay các bệnh nguy hiểm hơn như ung thư.

Hệ thống miễn dịch được xem như “rào chắn” hay hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, gồm các tế bào, mô và các cơ quan xây dựng thành một mạng lưới phức tạp để bảo vệ cơ thể, ngăn không cho vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc các loại bệnh.

Ngược lại, khi hệ thống miễn dịch yếu. đi, virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc kháng nguyên sẽ xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng tăng cường để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh đã xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn không tăng cường sức đề kháng và khiến hệ miễn dịch yếu đi, vi khuẩn, virus, hoặc độc tố có thể không bị loại trừ mà ngược lại còn sinh sôi khắp các cơ quan trong cơ thể, gây nên những biến chứng sức khỏe từ thông thường đến nghiêm trọng.

tăng cường sức đề easy

8 nguyên nhân khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng

Trước khi tìm cách để tăng cường sức đề kháng mùa dịch, bạn cần tìm được nguyên nhân vì sao sức đề kháng suy giảm, không thể bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus,… Theo các chuyên gia, 8 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm sức đề kháng bao gồm:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch được chia thành 2 nhóm là tiên phát (do di truyền, rối loạn tế bào mầm,…) và thứ phát (do can thiệp phẫu thuật, bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương,…).
  • Ô nhiễm không khí: Hóa chất, khói bụi, không khí ô nhiễm,… khiến phổi bẩn và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể
  • Ăn các thức ăn chế biến sẵn: Thức ăn nhanh, không đầy đủ dưỡng chất, có quá nhiều mỡ – muối – đường có thể làm suy yếu các lympho T và B chống lại bệnh tật.
  • Uống ít nước: Khi tìm cách tăng cường sức đề kháng, nên chú ý nước đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể. Uống không đủ nước có thể khiến cơ thể yếu hơn, không đủ khỏe mạnh để chống lại bệnh tật.

suy giảm sức đề kháng

  • Thức quá khuya: Thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống miễn dịch không thể tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ vi khuẩn.
  • Stress: Áp lực, căng thẳng, rối loạn lo âu hay trầm cảm chính là những nguyên nhân chính khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng.
  • Lạm dụng kháng sinh: Uống quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến cơ thể giảm khả năng tự chống chịu với các loại virus, vi khuẩn,…
  • Thừa cân: Thừa cân khiến hormone trong cơ thể thay đổi mất kiểm soát và gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Làm sao để tăng cường sức đề kháng mùa dịch?

Với nguyên lý hoạt động của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, việc tăng cường sức đề kháng sẽ mang 2 ý nghĩa chính: ngăn virus corona xâm nhập vào cơ thể của bạn và “chiến đấu”, đẩy lùi virus nhanh chóng hơn nếu chúng chẳng may có cơ hội ở bên trong cơ thể.

Vì vậy, việc quan trọng chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân và gia đình chính là tự tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng những cách đơn giản sau:

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp tăng hàm lượng IgA – một loại protein bên trong hệ thống miễn dịch. Nhờ vật, cơ thể của bạn có thể có khả năng chống lại nhiễm trùng, ngăn không cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể của bạn.

tập thể dục

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và duy trì đều đặn mỗi ngày hoặc tối thiểu 3-4 buổi/tuần. Tuy nhiên, vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên dù muốn tập thể dục để tăng cường sức đề kháng mùa dịch bạn cũng cần chú ý chỉ tập thể dục tại nhà, không ra ngoài đạp xe hay chạy bộ trong công viên để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo bạn nhé!

Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung các loại thức ăn tốt cho sức khỏe chính là một trong những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thông thường, chúng ta sẽ chọn uống nước chanh sả gừng hoặc nước cam để cung cấp vitamin C tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên bạn có biết, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thực phẩm khác có khả năng tăng cường sức đề kháng và giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn? Một số loại thực phẩm mà bạn có thể bổ sung hằng ngày gồm có:

  • Trái cây họ cam quýt: Các loại trái cây này thường chứa nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Bạn có thể bổ sung cam, chanh, bưởi, quýt,…
  • Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ không chỉ cung cấp vitamin C mà còn giúp cơ thể bổ sung vitamin A, B, E6, phytochemical và carotenoid.
  • Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa sulforaphane chống oxy hóa, làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể hiệu quả.
  • Tỏi: Tỏi chứa nhiều iod và tinh dầu (giàu glucogen và allicin, fitonxit) có khả năng ức chế các enzyme chứa lưu huỳnh, từ đó chống viêm, đẩy lùi sự xâm nhập của vi khuẩn một cách hiệu quả.
  • Gừng: Công dụng của gừng có thể chống buồn nôn, giảm viêm, làm chậm quá trình tạo cholesterol có hại cho sức khỏe.
  • Kiwi: Kiwi cũng là một loại trái cây có khả năng tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C, vitamin K, kali, folate tốt cho cơ thể. Vì thế, ăn kiwi thường xuyên có thể giúp cơ thể gia tăng lượng tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.
  • Sữa chua nguyên chất: Sữa chua có hàm lượng lợi khuẩn làm tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch cũng như giúp bạn dưỡng da, giảm cân. Bạn nên ưu tiên các loại sữa chua không đường nhé!
  • Các loại thực phẩm khác: Ngoài các loại thực phẩm kể trên, muốn tăng cường sức đề kháng, bạn có thể dùng thêm cải bó xôi, hạn nhân, hạt hướng dương, nghệ, trà xanh, đu đủ,…

kiwi

Thói quen sống lành mạnh

Thường xuyên thức khuya, bỏ bữa, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá,… đều là những thói quen có hại đối với sức khỏe của bạn. Do đó, song song với việc tập thể dục và cố gắng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, bạn nên thay đổi lối sống của mình để kích thích hệ miễn dịch phát triển tốt hơn.

Nên chú ý ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, cai thuốc lá, không sử dụng chất kích thích như trà, rượu bia,… Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tốt hơn đấy nhé.

“Chăm” quan hệ tình dục

Bạn có biết, chuyện chăn gối cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn? Quan hệ tình dục lành mạnh và đúng cách (từ 1-2 lần/tuần) có thể làm tăng IgA – mức protein hệ thống miễn dịch trong cơ thể.

Hơn nữa, quan hệ vợ chồng với tần suất hợp lý còn giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ hơn. Khi mọi người đang căng thẳng vì dịch bệnh, hãy cố gắng làm những điều có thể giúp chúng ta trở nên phấn chấn hơn bạn nhé!

quan hệ vợ chồng

Những bí quyết tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19 thật đơn giản phải không nào? Hãy tự bảo vệ bản thân mình trước dịch bệnh để luôn khỏe mạnh bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.