Mẹ và Con - Đời sống không phải lúc nào cũng luôn suôn sẻ. Rất nhiều người khi phải đối mặt với áp lực, khó khăn hay tổn thương về mặt tinh thần cảm thấy khó mà vượt qua được. Chữa lành tâm hồn, giữ lấy một tâm hồn đẹp là điều không dễ dàng.

Tâm hồn đẹp là gì? Đó là câu hỏi mà có lẽ không ai có thể trả lời chính xác được. Tuy nhiên, theo quan điểm từ tâm lý học, triết học và tôn giáo, tâm hồn có thể tạm xem như là bản chất, bản sắc và bản năng của con người.

Tâm hồn là nơi ẩn chứa những cảm xúc, suy nghĩ, ý thức và trí tuệ của chúng ta. Tâm hồn đẹp là tâm hồn kết nối với những giá trị, mục đích tốt đẹp để ta hướng tới cuộc sống có ý nghĩa.

Vậy làm thế nào để có tâm hồn đẹp sau khi gặp tổn thương? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Thế nào là vẻ đẹp tâm hồn?

Mỗi người có góc nhìn, giá trị, quan điểm riêng nên khó mà định nghĩa thế nào là một tâm hồn đẹp. Nhìn chung, có thể tạm kết luận tâm hồn đẹp là một khái niệm trừu tượng chỉ sự tinh khiết, trong sáng và lương thiện của con người.

người có tâm hồn đẹp là biết giúp đỡ những người xung quanh

Tâm hồn đẹp bao gồm những phẩm chất tốt đẹp được cả xã hội thừa nhận. Thường là lòng nhân ái, tình cảm, sự hiểu biết, lòng tự trọng và khả năng tha thứ.

Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích hơn. Người có tâm hồn đẹp luôn nhạy cảm, đồng cảm trước nỗi đau của người xung quanh. Họ cũng có niềm tin vào cuộc sống và những điều tốt đẹp.

Nguyên nhân tâm hồn đẹp bị tổn thương

Tâm hồn là một phần quan trọng của con người, nó ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của chúng ta. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân có thể làm tổn thương tâm hồn đẹp vốn có.

Một người mang tổn thương sẽ mất đi sự bình an, hạnh phúc và tự tin. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến gồm:

  • Những trải nghiệm tiêu cực từ thuở nhỏ, như bị bạo hành, lạm dụng, bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm và công nhận từ cha mẹ hay người thân.
  • Những thất bại hoặc mất mát trong công việc, tình cảm hay cuộc sống.
  • Do áp lực hoặc căng thẳng kéo dài như áp lực công việc, tiền bạc, sức khỏe hay áp lực từ phía xã hội.
  • Do phải gánh những kỳ vọng, trách nhiệm không phù hợp với năng lực/giá trị của bản thân.

Nguyên nhân tâm hồn đẹp bị tổn thương

Những tổn thương này có thể khiến cho tâm hồn đẹp của chúng ta trở nên yếu ớt, u ám và đau khổ. Chúng ta có thể trở nên buồn chán, trầm cảm, lo âu, tự ti, khép kín hoặc hung hăng, cáu gắt.

Ngoài ra còn có những rối loạn về tâm lý hay sinh lý. Do đó, việc tìm cách chữa lành tâm hồn là rất quan trọng.

Cách nạp lại năng lượng cho tâm hồn

Nếu bạn cảm thấy mỏi mệt hoặc tổn thương thì chắc hẳn bạn sẽ cần nạp năng lượng lại càng sớm càng tốt. Để giữ gìn một tâm hồn đẹp không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên nhẫn, can đảm và quyết tâm.

Dưới đây là các chiến thuật giúp nạp lại năng lượng cho tâm hồn đẹp tươi tắn trở lại:

Cân bằng cảm xúc

Cảm xúc là ngôn ngữ của tâm hồn. Khi tâm hồn đẹp bị tổn thương, mệt mỏi, cảm xúc của chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Chúng ta có thể bị kìm nén, bị rối loạn cảm xúc hay bị biến dạng cảm xúc.

Để chữa lành tâm hồn, chúng ta cần phải biết nhận diện, thể hiện và điều tiết cảm xúc của mình một cách khỏe mạnh.

  • Nhận diện cảm xúc: Bạn cần phải biết mình đang cảm thấy gì, tại sao lại cảm thấy như vậy và cảm xúc đó ảnh hưởng đến mình như thế nào. Bạn có thể dùng các ứng dụng, sổ tay, nhật ký cũng như tìm hiểu cách phân loại cảm xúc bằng Bánh xe cảm xúc.
  • Thể hiện cảm xúc: Hiểu để biết cách bộc lộ và chia sẻ những cảm xúc của mình với người khác một cách lịch sự, phù hợp và hiệu quả.
  • Điều tiết cảm xúc: Không chỉ nhận diện, điều quan trọng là phải học cách điều chỉnh cảm xúc. Bạn lưu ý điều chỉnh mà không phải làm lơ, bỏ qua cảm xúc.

Thay đổi suy nghĩ

Suy nghĩ là nguồn gốc của tâm hồn. Tâm hồn đẹp sẽ hướng bạn tới những suy nghĩ tiêu cực.

Khi thiếu năng lượng tích cực, suy nghĩ của chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Chúng ta có nhiều khả năng sẽ lo nghĩ những vấn đề sai lầm hay phi lý.

Lúc này, chúng ta cần phải biết nhận biết, thay đổi và củng cố suy nghĩ của mình một cách lành mạnh, từ đó tạo ra năng lượng tích cực:

  • Nhận biết suy nghĩ: Đây là bước đầu tiên để chữa lành tâm hồn. Chúng ta cần phải biết mình đang nghĩ gì, tại sao lại nghĩ như vậy và suy nghĩ đó ảnh hưởng đến mình như thế nào.
  • Thay đổi suy nghĩ: Tạo ra các suy nghĩ tích cực, chính xác và lý trí. Có nhiều kỹ thuật như liệu pháp nhận thức (CT), liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT), tham vấn tâm lý,…
  • Củng cố suy nghĩ: Khi tạo ra được suy nghĩ tốt thì phải liên tục xác nhận và tăng cường chúng, không để chúng bị lung lay hay mất đi.

Hành động thực tế

Hành động là biểu hiện của tâm hồn. Dù bạn có tìm hiểu nguyên nhân, biết được phương pháp hay nhưng lại không sự bắt tay vào thực hành thì rất khó duy trì sự lành mạnh cho tâm hồn đẹp.

Một số bài thực hành giúp nạp lại năng lượng cho tâm hồn đẹp gồm:

  • Thiền định, thở sâu: Giúp thả lỏng, thư giãn, nhận diện và cân bằng lại cảm xúc.
  • Tham gia các hoạt động nghệ thuật chữa lành như vẽ tranh, nặn gốm, các buổi viết hoặc kể chuyện, kịch ứng tác,…
  • Thực hành lòng biết ơn, lập danh sách những điều bạn biết ơn sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực và có thêm động lực sống.
  • Tập thể dục nhằm giải phóng endorphin, tạo cảm giác vui vẻ.

Nạp lại năng lương tích cực giúp tâm hồn đẹp

Trên đây là những cách chữa lành tâm hồn, “sạc” năng lượng cấp tốc mà ai cũng có thể thử. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin và kinh nghiệm hữu ích. Chúc bạn có một tâm hồn đẹp và một đời sống như ý.

Bài viết liên quan