Mẹ và Con - Suy giáp bẩm sinh có thể làm trẻ chậm phát triển. Bệnh không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Vậy làm sao để phát hiện kịp thời, giúp con yêu phát triển bình thường như những đứa trẻ khác?

Suy giáp bẩm sinh được xem là tình trạng thiếu hụt hormone khi tuyến giáp không sản xuất đủ cho cơ thể. Và điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp trầm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, về cả thể chất và tinh thần.

Nếu để ý phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp lúc bé yêu vẫn có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Suy giáp trạng bẩm sinh có phổ biến hay không?

Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh là khoảng 1/3000 đến 1/4000 trẻ sơ sinh sống. Bởi lẽ, khi tuyến giáp có vấn đề nên sản xuất hormone không đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa và sinh trưởng cho cơ thể trẻ nhỏ. Bệnh vẫn có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị ngay từ khi sơ sinh.

Tuy nhiên, nếu như để lâu, phát hiện muộn có thể dẫn đến can thiệp điều trị muộn, trẻ chậm phát triển cả về thể chất và tâm thần. Nguy cơ cao có thể bị thiểu năng trí tuệ, không được thông minh và nhanh nhẹn, thấp lùn khi trưởng thành.

Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giáp bẩm sinh là viêm tuyến giáp Hashimoto thường xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân dẫn viêm tuyến giáp Hashimoto.

Theo các chuyên gia, viêm tuyến giáp Hashimoto này có thể do di truyền. trong đó, hệ thống miễn dịch đang làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự xâm nhập của các căn bệnh nhiễm trùng bỗng dưng có những “tín hiệu” nhầm lẫn với các tế bào tuyến giáp với các tác nhân lạ và quay sang tấn công lại chúng, dẫn đến viêm tuyến giáp.

Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh
Nguyên nhân bệnh suy giáp bẩm sinh

Bên cạnh đó cũng còn có những nguyên nhân ít phổ biến hơn của bệnh suy tuyến giáp bẩm sinh như:

  • Viêm tuyến giáp theo trạng tạm thời do nhiễm virut.
  • Từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
  • Từng trải qua các điều trị phóng xạ.
  • Sử dụng một số loại thuốc gây cản trở hoạt động tuyến giáp.
  • Tổn thương tuyến yên.

Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là gì

Biểu hiện suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Theo các chuyên gia cho biết, để phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ, các mẹ nên tham gia gói sàng lọc sơ sinh cho bé ngay khi con yêu vừa chào đời.

Cụ thể hơn, từ ngày thứ 2 đến thứ 5 sau sinh, trẻ sẽ được lấy một giọt máu ở gót chân và thấm vào một mẫu giấy xét nghiệm, sau đó bác sĩ sẽ mang mẫu này đi xét nghiệm TSH và T4. Nếu kết quả đáng nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành cho trẻ làm thêm vài xét nghiệm cần thiết khác để theo dõi cũng như để kịp phát hiện và can thiệp kịp thời.

Trong trường hợp các nơi bé sinh không có các chương trình sàng lọc sơ sinh, bố mẹ cũng có thể theo dõi những biểu hiện suy giáp bẩm sinh sau đây để có thể đưa trẻ đi khám ngay nhé:

Dấu hiệu suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

  • Vàng da hơn 2 tuần
  • Bé yêu kém linh hoạt, ngủ nhiều nhưng bú lại ít
  • Trẻ chậm đi phân su, thường táo bón
  • Chân tay bị lạnh, thân nhiệt hạ và da nổi những vân tím đáng ngờ
  • Thóp rộng, bờ thóp hơi mềm…

Biểu hiện suy giáp bẩm sinh ở trẻ

Dấu hiệu suy giáp ở các trẻ lớn

  • Phù niêm, phù cứng và ấn không bị lõm
  • Gương mặt có nét kì lạ: 2 má phị, mí mắt lại phù, lưỡi to dày và mũi tẹt…
  • Nhịp tim của con chậm hơn bình thường
  • Bụng chướng, táo bón
  • Thoát vị rốn và giọng khóc bị khàn
  • Trẻ thấp lùn, chậm phát triển thể chất hơn so với bé đồng trang lứa
  • Không linh hoạt, nhanh nhẹn, chậm phát triển tâm thần, không có khả năng đi học…

Khi nghi ngờ trẻ bị suy giáp bẩm sinh, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm chẩn đoán. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm vùng cổ, xạ hình tuyến giáp, chụp X-quang xương để có những đánh giá chính xác hơn.

Xem thêm: Tại sao nên lấy máu gót chân cho bé ?

Phác đồ điều trị suy giáp bẩm sinh

Vì cơ thể của con yêu đang bị thiếu hụt hormone tuyến giáp, nên bác sĩ sẽ chỉ định cho con sử dụng các hormone tuyến giáp tổng hợp tên là L-thyroxin. Việc sử dụng loại hormone L-thyroxin hàng ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ không mang đến nhiều tác dụng phụ.

Nhưng nếu trẻ dùng quá thấp, các dấu hiệu của bệnh sẽ xuất hiện rõ hơn. Nếu uống liều quá cao, con sẽ đối mặc với các tác dụng phụ không mong muốn như trẻ bị tiêu chảy, khó ngủ, tim đập nhanh…

Phác đồ điều trị suy giáp bẩm sinh

Nồng độ Thyroxin cũng như các chỉ số khác về sự phát triển chiều cao, cân nặng của con sẽ là những căn cứ để bác sĩ tính toán liều lượng thuốc và lên phác đồ điều trị suy giám bẩm sinh phù hợp hơn cho trẻ. Vì thế cha mẹ nên quan sát trẻ, cho trẻ đi thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể điều chỉnh lại lượng thuốc sao cho phù hợp với cân nặng của trẻ.

Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé yêu trong vòng 2 năm đầu đời. Sau 2 tuổi, các hormone này vẫn sẽ cần thiết, đóng vai trò cho cơ thể trưởng thành, phát triển bình thường. Vì thế, trẻ cần phải sử dụng thuốc điều trị suốt đời. Bố mẹ cần phải quan tâm chăm sóc, cố gắng nhắc nhở và giúp đỡ con yêu tạo thói quen dùng thuốc đều đặn hàng ngày.

Bên cạnh đó, về chế độ ăn của con, cha mẹ không nên để con kiêng khem hay tăng quá mức một loại thực phẩm nào cả. Trẻ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh nên có một chế độ ăn bình thường khoa học. Bệnh này không thể điều trị bằng chế độ ăn, vì thế việc tăng cường tiêu thụ các loại thức ăn giàu iot là điều không cần thiết.

Kết luận

Việc thăm khám thông thường định kỳ sẽ khó để phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ. Bởi lẽ các triệu chứng sớm của bệnh sẽ không xuất hiện ngay sau khi trẻ sinh ra đời mà thường biểu hiện muộn hơn các lứa tuổi bú mẹ hoặc khi trẻ bắt đầu đi học.

Vì thế, đến khi phát hiện ra bé yêu đang có những biểu hiện suy giáp bẩm sinh điển hình thì đã gọi là phát hiện muộn, việc điều trị cũng ít kết quả.

hình ảnh trẻ bị suy giáp bẩm sinh

Điều trị chậm trễ sẽ làm trẻ phải chịu những hậu quả và di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên, bệnh suy giáp bẩm sinh có thể nhận biết được sớm nhờ các triệu chứng thường xuất hiện trễ, khoảng 2 – 3 sau sinh như: Con yêu ít linh hoạt, không muốn cử động như các trẻ khác, ít bú và gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, thóp rộng, tiếng khóc cũng khan hơn, da khô và vàng, rối lồi…

Khi cho trẻ thăm khám và can thiệp điều trị kịp lúc, các dấu hiệu suy giáp cũng sẽ dần biến mất và trẻ sẽ được phát triển bình thường, đuổi kịp chiều cao và trở nên nhanh nhẹ đến trường học tập bình thường như bao đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, nếu như trẻ phát hiện bệnh muộn làm việc điều trị cũng diễn ra muộn, hiệu quả của các liệu pháp hormone thay thế chỉ giúp được phần nào cải thiện sự phát triển về thể chất, não bộ cho trẻ. Bên cạnh đó, những biến chứng của bệnh đã gây ra không thể được phục hồi nên thời điểm phát hiện và điều trị suy giáp bẩm sinh đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của trẻ.

Là những bậc cha mẹ, sức khỏe cũng như sự phát triển của con yêu là điều quan trọng hàng đầu, nên nếu phát hiện ra bất cứ dấu hiệu bệnh nào của con cũng đừng ngần ngại đưa bé đến ngay bác sĩ ngay nhé.

Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích xoay quanh bệnh suy giám bẩm sinh ở trẻ. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, ăn mau chóng lớn!

Bài viết liên quan