Theo các chuyên gia tâm lý cho biết, lối sống hiện đại đang làm ảnh hưởng rất nhiều đến thần kinh não bộ, khiến chúng ta dần trở nên phản ứng chậm hơn, kém khả năng và suy nghĩ, giảm nhận thức rõ rệt. Và trẻ em cũng thế, kéo dài những thói quen xấu sau đây sẽ làm suy giảm trí nhớ ở trẻ. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!
Khả năng tư duy kém do ít vận động
Không hoạt động thể chất thường xuyên có liên quan mật thiết đến sự phát triển các vấn đề về sức khỏe của trẻ, như: bệnh tim, béo phì, trầm cảm, ung thư và suy giảm trí nhớ ở trẻ. Hơn nữa, nếu như bạn cho trẻ học quá nhiều nhưng chỉ ngồi một chỗ lâu đến mức không thể dành thời gian cho các vận động chân tay cơ bản như đi bộ, đạp xe, vươn vai,… cũng có thể làm trẻ bị chậm quá trình nhận thức.
Bên cạnh đó, ngồi quá lâu được chứng minh là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, không những thế, vùng não liên quan đến trí nhớ của người ít vận động cũng sẽ bị mỏng đi.
Vì thế, bạn nên nhớ, để trẻ ngồi học bài một chỗ quá lâu không chỉ có nguy cơ sức khỏe thể chất, mà còn là một nguy cơ thần kinh. Liên quan đến hành vi ít vận động cũng như cấu trúc não, ngay cả khi trẻ hoạt động thể chất nhiều, độ dày của thùy thái dương trung gian sau này cũng không thể hồi phục lại như từ đầu do tác hại ngồi nhiều trong thời gian dài.
Trong một nghiên cứu gần đây về mối liên hệ giữa không hoạt động và suy giảm trí nhớ ở trẻ, ít vận động sẽ làm thay đổi hình dạng một số tế bào thần kinh trong não. Và ngược lại, nếu bạn cho trẻ hoạt động thể chất thường xuyên như tập thể dục, tham gia ngoại khóa… có thể mang lại lợi ích rất nhiều về mặt nhận thức, giúp tăng các chất hóa học trong não nhằm thúc đẩy trí nhớ, việc học tập trở nên tốt hơn.
Học quá nhiều thứ liên tục hoặc cùng lúc
Ngày nay, không quá khó để bắt gặp hình ảnh cha mẹ đang đưa trẻ từ trường qua lớp học thêm, một tay cầm chiếc bánh, một tay cầm quyển sách hoặc cho trẻ học quá nhiều khiến bài tập chất chồng, nhiều bé phải làm cả 2 môn cùng một lúc. Việc cho trẻ học nhiều thứ liên tục không chỉ ảnh hưởng đến năng suất học tập của trẻ mà còn là một thói quen gây suy giảm trí nhớ ở trẻ, khiến bộ não hoạt động kém hiệu quả hơn.
Theo các nhà khoa học thần, não bộ của con người không có dây thần kinh chuyên dùng để làm nhiều việc cùng một lúc. Khi bạn nghĩ rằng cho bé học quá nhiều để có thể thông minh và học giỏi hơn, thực chất trong quá trình học quá nhiều liên tục não bộ chỉ chuyển từ việc này sang việc khác với tốc độ nhanh chóng, chứ không phải thực hiện cả hai cùng một lúc. Hơn hết, mỗi khi làm vậy, quá trình nhận thức của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bắt trẻ xử lý nhiều việc một lúc cũng làm tăng hormone căng thẳng cortisol cũng như hormone adrenaline, gây kích thích não bộ quá mức có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tinh thần hoặc có những suy nghĩ lộn xộn.
Sử dụng thiết bị điện tử có thể làm suy giảm trí nhớ ở trẻ
Ngày nay, sau khi trải qua mùa dịch COVID-19 đầy khó khăn, việc học trên trường hay tại các lớp học thêm bị hạn chế. Tuy việc học tại nhà bằng hình thước online là một điều bắt buộc cần thiết cho cộng đồng và cả chúng ta, nhưng nếu như bạn vẫn tiếp tục cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sau giờ học có thể làm suy giảm trí nhớ ở trẻ.
Không những thế, dù là trước hay đang khi dịch bùng phát và sau khi trở lại trạng thái bình thường, mối quan tâm khi nuôi dạy con cái trong thời đại kỹ thuật số 4.0 là cho con có nhiều thời gian tiếp xúc với điện thoại, tivi, máy tính bảng, trò chơi điện tử, máy tính… vẫn luôn tồn tại trong nhiều gia đình.
Trò chuyện trực tiếp vô cùng có lợi cho não bộ của trẻ, đặc biệt là với trẻ đang trong độ tuổi phát triển. Một nghiên cứu cho thấy, việc trò chuyện mỗi ngày dù chỉ 10 phút cũng sẽ cải thiện trí nhớ và nhận thức rất nhiều. Giao tiếp xã hội cũng hiệu quả tương tự như các hình thức vận động trí óc, giúp tăng cường trí nhớ và rèn luyện não bộ.
Việc cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điển tử và thiếu tương tác cá nhân thực sự sẽ làm suy giảm trí nhơ sở trẻ, hạn chế cơ hội cho não tạo ra nhiều kết nối tốt hơn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và thần kinh, có thể dẫn đến cô đơn và trầm cảm. Không những thế, tiếp xúc với ánh sáng xanh hay màn hình cả ngày còn có nguy cơ tổn thương mắt, tai, cổ, vai, lưng, cổ tay và cẳng tay của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Hãy giúp trẻ đặt ra giới hạn được sử dụng thiết bị điện tử rõ ràng, ngăn ngừa phát triển thói quen gây suy giảm trí nhớ ở trẻ. Tất nhiên bạn không cần phải cấm trẻ không được sử dụng thiết bị hoàn toàn (điều này không thực tế trong cuộc sống hiện đại ngày nay), bạn chỉ cần nhắc nhở trẻ lưu ý về thời gian khi sử dụng thiết bị điện tử, tránh say mê sa đà.
Ngủ không ngon giấc làm rối loạn não bộ
Thiếu ngủ có thể dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trong ngắn và dài hạn, bao gồm cả tinh thần và thể chất, làm trì hoãn thời gian phản ứng tự nhiên, lượng glucose, tâm trạng dễ tiêu cực, đau đầu, suy giảm trí nhớ ở trẻ và có thể gây ra mất cân bằng hormone. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, ngủ không đủ giấc có thể làm teo não.
Giấc ngủ vô cùng cần thiết cho não của trẻ, không chỉ giúp trẻ nạp năng lượng cho một ngày mới, mà còn giúp con phát triển ổn định bình thường. Khi không có được chất lượng giấc ngủ cao, cách não xử lý thông tin hay củng cố ký ức, tạo kết nối cũng như loại bỏ độc tố trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu ngủ sẽ gây chậm quá trình suy nghĩ của trẻ, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, suy giảm khả năng phán đoán, ra quyết định, đồng thời cũng cản trở việc học tập.
Hãy giúp trẻ cải thiện thói quen ngủ là một trong những cách quan trọng để cải thiện sức khỏe não bộ. Cho con có một giấc ngủ ngon từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm được xem là điều kiện cần thiết để kích thích các kết nối tạo ra sự phát triển của não bộ.
Cuối cùng, ngoài việc duy trì chế độ ăn khoa học và một lối sống lành mạnh cho trẻ, để đảm bảo sức khỏe cho con, bạn cũng nên cho trẻ thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn 6 tháng một lần để sớm phát hiện những nguy cơ bất thường trong cơ thể.
Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những thói quen xấu làm suy giảm trí nhớ ở trẻ. Chúc bạn áp dụng thành công, bé luôn khỏe và thông minh nhé!