Mẹ và Con - Sữa non cho bé sơ sinh mang đến những điều kỳ diệu cho sự phát triển toàn diện của bé yêu. Tuy nhiên, công dụng của sữa là gì, cách nhận biết và bảo quản nguồn sữa quý này ra sao? Mời mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Theo nghiên cứu khoa học, sữa non cho bé sơ sinh là nguồn “sữa vàng” khi nuôi con bằng sữa mẹ. Những công dụng tuyệt vời và cách bảo quản chúng sẽ có trong bài viết dưới đây, mẹ tham khảo ngay để có thể chăm sóc bé yêu thật tốt nhé! 

1. Các giai đoạn tiết sữa  

Từng giai đoạn khác nhau mà cơ thể mẹ sẽ tiết ra những loại sữa khác nhau để nuôi trẻ trong từng quá trình phát triển. Sữa mẹ trong quá trình nuôi con sẽ trải qua 3 giai đoạn :

  • Sữa non: Xuất hiện trong thời gian mang thai và vài ngày sau sinh
  • Sữa chuyển tiếp: Từ khoảng ngày thứ 5 trở đi cho đến 2 tuần
  • Sữa trưởng thành: Từ ngày thứ 10 trở đi, mẹ sẽ tiết một loại hỗn hợp sữa là sữa non và sữa trưởng thành. Sau đó, thì sữa non giảm và hết hẳn.

sữa non cho bé sơ sinh

2. Sữa non cho bé sơ sinh là gì?

Sữa non là một chất lỏng được sản xuất từ tuyến sữa của mẹ ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ và trong 3 – 4 ngày đầu sau sinh. Đây là loại sữa mẹ đặc biệt có màu vàng nhạt hoặc trong, khá dày và sánh đặc, được tuyến sữa tiết ra với số lượng nhỏ trước khi bước vào giai đoạn cho con bú thực sự. 

Sữa non trong những bữa bú đầu tiên với bé sơ sinh là rất quan trọng, đặc biệt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Sữa non đã có sẵn trong người mẹ ngay khi trẻ được sinh ra. Chính vì thế mà mẹ không nên cho trẻ bất cứ thức ăn, nước uống nào khác ngoài sữa non cho bé sơ sinh. Hầu hết lượng sữa non trẻ sơ sinh cần không quá 20ml trong vòng 24 tiếng đầu sau khi sinh.

3. Tại sao sữa non cho bé sơ sinh lại quan trọng?

Sữa non dễ tiêu hóa và là thức ăn tốt nhất cho cho bé trong ngày đầu tiên của cuộc đời. Sữa non cho bé sơ sinh rất giàu protein và các hợp chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng và giúp bé phát triển một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn chứa các loại vitamin, khoáng chất và muối giúp bảo vệ bé khỏi tình trạng mất nước trong những ngày đầu sau sinh.

Sữa non cho bé sơ sinh tuy được tạo ra với số lượng ít nhưng lại chứa nhiều năng lượng, điều này sẽ giúp cung cấp dưỡng chất và đảm bảo cho bé không bị vàng da sau khi sinh. Bên cạnh đó, sữa non cũng chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng ngăn bé không bị tiêu chảy hay nhiễm trùng. Vì vậy mà sữa non cho bé sơ sinh cũng được xem như loại “sữa miễn dịch tự nhiên” đầu đời mà mẹ dành tặng cho trẻ.

sữa non cho trẻ sơ sinh

4. Sữa non cho bé sơ sinh kéo dài bao lâu?

Cơ thể của mẹ bầu có sự biến chuyển thần kì trong việc tạo ra sữa kể cả trước khi sinh con. Việc sản xuất sữa non có thể bắt đầu sớm nhất là vào thời gian 3 tháng giữa của thai kỳ.

Nếu bạn nhận thấy những giọt nhỏ chất lỏng trong hoặc vàng rỉ ra hoặc làm ổ trong áo ngực khi bạn đang mang thai thì đó chính là sữa non cho bé sơ sinh.

Đối với giai đoạn sau khi sinh thì việc sản xuất sữa non của mẹ sẽ kéo dài từ ngày thứ hai đến ngày thứ năm và bắt đầu tiến đến sang giai đoạn sản xuất sữa chuyển tiếp. Lúc này, giai đoạn sản xuất sữa chuyển tiếp ở mẹ sẽ có hỗn hợp cả sữa non và sữa trưởng thành.

Mặc dù nó không còn được gọi chính thức là giai đoạn sữa non nữa, nhưng sữa non vẫn sẽ tiếp tục có trong sữa mẹ. Những đặc điểm của sữa non vẫn có thể được tìm thấy trong sữa mẹ trong khoảng sáu tuần tiếp theo nữa. Trong thời gian này, bạn sẽ thấy lượng sữa mẹ tạo ra tăng lên đáng kể, đôi khi còn dẫn đến tình trạng căng sữa.

5. Khi nào mẹ có thể bắt đầu vắt sữa non cho bé?

Mỗi bà bầu có một thể trạng sức khỏe khác nhau về vấn đề tiết sữa. Chính vì thế mà việc vắt sữa non cho bé sơ sinh nên được tham khảo qua với chuyên gia tư vấn, bác sĩ hoặc nhân viên hộ sinh trước khi bắt đầu.

Thông thường, thời điểm để mẹ bầu có thể bắt đầu việc vắt sữa thường rơi vào khoảng thời gian khi thai nhi được 36 tuần tuổi. Mẹ có thể dùng tay vắt sữa ở mỗi bên ngực từ hai đến ba lần một ngày, mỗi lần từ 3 – 5 phút.

sữa non dành cho trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, khi có triệu chứng của những cơn co thắt thì bạn nên ngừng vắt sữa ngay lập tức và chỉ vắt sữa khi cơ thể đã bình ổn hoàn toàn. Những trường hợp sau thì mẹ bầu không nên vắt sữa non cho bé sơ sinh trong giai đoạn mang thai:

  • Có tiền sử dọa sinh non hoặc đang trải qua những cơn gò của việc chuyển dạ
  • Có bệnh nền hoặc chức năng của cổ tử cung không đủ
  • Đã được khâu vòng cổ tử cung để ngăn ngừa việc sinh non
  • Có tiền sử chảy máu khi mang thai hoặc bị nhau tiền đạo

6. Cách lấy và bảo quản sữa non cho bé sơ sinh

  • Rửa tay trước khi thực hiện việc vắt sữa non cho bé sơ sinh
  • Sử dụng ống tiêm để hút sữa trong trường hợp chỉ có một vài giọt chảy ra
  • Nếu sữa non nhiều hoặc nhỏ giọt đều đặn và dễ dàng, hãy dùng một vật chứa sạch như cốc đựng thuốc, sau đó lấy ống tiêm hút lên hoặc có thể dùng ống hút trực tiếp từ đầu ngực
  • Khi sữa không còn chảy nữa, xoay vị trí của ngón trỏ và ngón cái quanh đầu ngực và lặp lại quá trình vắt sữa. Đổi sang ngực bên kia khi sữa chạy chậm lại hoặc sau hai đến ba phút. Vắt sữa non cho bé sơ sinh có thể thực hiện cho mỗi bên ngực hai lần. 

sữa non trẻ sơ sinh

7. Các tiêu chí chọn sản phẩm sữa non cho bé sơ sinh

Vẫn biết rằng sữa non của mẹ là nguồn sữa non tốt nhất cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì việc bổ sung sữa non ở ngoài cho trẻ cũng là một sự lựa chọn giúp bé tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Nếu bé khỏe mạnh và tăng cân đều đặn thì không cần thiết phải bổ sung, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên bỏ sung sữa non cho trẻ sơ sinh trong một vài trường hợp dưới đây:

  • Trót vắt bỏ sữa non: không ít những mẹ bầu vì không được phổ biến về tầm quan trọng của sữa non nên đã vắt bỏ đi những giọt “sữa miễn dịch” này. Đây là một việc làm rất lãng phí vì bé sẽ không nhận được nguồn dinh dưỡng và kháng thể từ sữa non tự nhiên từ mẹ. Từ đó, sức đề kháng của bé sẽ bị ảnh hưởng và dễ mắc bệnh vặt hơn.
  • Bé đã bú sữa non nhưng vẫn hay ốm vặt, sút cân hay chậm lớn: nguyên nhân có thể đến từ việc không đủ chất dinh dưỡng trong sữa non cho bé sơ sinh của mẹ, mẹ bị đứt sữa, tắc sữa,…
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: theo một vài nghiên cứu quan trọng cho thấy, sữa mẹ có chứa 3 thành phần giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và các bệnh mạn tính là lgG, lgA và lgM. Ba chất này có nhiều trong sữa non cho bé sơ sinh nhưng giảm dần khi mẹ chuyển sang tiết sữa trưởng thành và gần như không còn khi bé bước qua 6 tháng tuổi.

Ưu tiên sữa non cho bé sơ sinh được sản xuất từ động vật

Sữa non cho bé sơ sinh từ cơ thể mẹ được tạo ra rất ít nhưng với những động vật có vú mà con người hay lấy sữa như dê, bò, ngựa thì lại nhiều hơn hẳn và tác dụng của nó cũng gần giống với sữa non của mẹ.

Đặc biệt là sữa non từ bò được đánh giá tốt nhất, chúng có hàm lượng sữa nhiều và có thành phần dinh dưỡng đầy đủ, giống với sữa mẹ nhất trong ba loại sữa non kể trên.

Các thành phần trong sản phẩm sữa non cho bé sơ sinh

Khi mua những sản phẩm sữa non, mẹ cần kiểm tra thật kỹ thành phần xem có chất nào dị ứng với bé không. Bên cạnh đó, các loại sữa có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan sẽ là những loại sữa mát và tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp tránh được tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn phát triển của trẻ

Mẹ cần chọn sữa non cho bé sơ sinh theo những giai đoạn phát triển khác nhau để giúp bé hấp thu lượng dinh dưỡng khác nhau từ sữa.  

sữa non dành cho bé sơ sinh

Xuất xứ của sản phẩm

Bên cạnh những tiêu chí về chất lượng hay thành phần, mẹ cũng cần phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ khi chọn mua những sản phẩm sữa non cho bé sơ sinh để sử dụng.

Lời kết

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nguồn sữa non quý giá cũng là liều vắc xin đầu đời không thể thiếu để bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nhanh tay ghi lại những thông tin bổ ích này để chăm sóc bé yêu thật tốt, mẹ nhé! 

Bài viết liên quan