Mẹ&Con - Bố chồng cũng là đàn ông, mà đàn ông thường không nhỏ nhặt như đàn bà nên bố chồng “dễ thương” hơn mẹ chồng là điều dễ hiểu. Ấy vậy mà, hễ bố chồng đối xử tốt với con dâu một chút thể nào thiên hạ cũng dị nghị, nghi ngờ… Hoang mang khi bố chồng có… “dấu hiệu lạ” với con dâu? Bí mật bố chồng xin con dâu giấu kín

Chuyện làm dâu, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Tuy nhiên, một điều mà có lẽ nàng dâu nào cũng phải công nhận: Đó là sống chung dưới một mái nhà, bố chồng bao giờ cũng tốt hơn mẹ chồng.

Nếu như mẹ chồng luôn là người “đóng vai ác”, đến con dâu dù có biết điều cũng phải ngán ngẩm thì bố chồng với vẻ chính trực, nhẫn lại, kiệm lời luôn là người đàn ông được mọi người nể trọng, yêu quý.

Thế nhưng, ngang trái là hầu hết phần lớn các ông bố chồng đều… sợ mẹ chồng. Mang tiếng là hiền lành, không chấp nhặt nên các ông bố chồng chẳng mấy khi đôi co với mẹ chồng, dù bà sai lè đi chăng nữa. Bực tức, ông chỉ nói vài câu cho hả giận rồi đi tưới cây, đọc sách, vào phòng nằm…

Mẹ chồng thì không như vậy, bà sẵn sàng “khẩu chiến” đến cùng với bất cứ ai có ý định chống đối hoặc đơn giản, chỉ là… không ưa. Thế mới xảy ra chuyện mẹ chồng nàng dâu muôn thuở…

Sống cùng một mái nhà, bố chồng thường quý con dâu hơn 4

Sống chung dưới một mái nhà, bố chồng bao giờ cũng tốt hơn mẹ chồng. (Ảnh minh họa)

Chị Minh, (Bến Tre) là một ví dụ. Chị kể: “Kể từ lúc kết hôn, vợ chồng mình sống chung với bố mẹ chồng đến nay cũng 5 năm rồi. Còn nhớ lúc mang bầu thằng bé đầu, thai yếu nên tôi phải nghỉ làm, nằm ở nhà “treo chân”. Không thể phủ nhận mẹ chồng chăm con dâu rất kỹ trong việc ăn uống, nghỉ ngơi… Thế mà có một điều khiến tôi vô cùng bất mãn, đó là con dâu thích ăn món gì mẹ chồng sẽ nấu, muốn mua thứ gì mẹ chồng sẽ mua nhưng… không bao giờ được cầm tiền trong người.

Thời ấy chồng lại đi công tác xa, có khi nửa tháng mới về một lần nên nhiều lúc muốn có ít tiền dằn túi, phòng lúc nọ lúc kia cũng khó. Chỉ có bố chồng là tâm lý, tháng nào lãnh lương ông cũng dấm dúi cho con dâu vài đồng. Có đứa cháu đích tôn, cả dòng họ ai cũng vui mừng nên bàn nhau tổ chức sinh nhật “hoành tráng”. Chỉ duy nhất bà nội gạt ra, sợ tốn kém. Cuối cùng, sau một hồi cự cãi thì kết quả lại giống như những lần trước, mẹ chồng luôn là người thắng cuộc”.

Cũng chung cảnh mẹ chồng nàng dâu, chị Hoa nhớ lại quãng thời gian sống ở nhà chồng trước đây: “Chồng mình trăng hoa, sau quá nhiều lần phát hiện ra sự thật mình quyết tâm ly hôn. Sự thật rành rành ra đấy nhưng mẹ chồng không hề bệnh vực con dâu, còn nói khéo con trai bà ngoại tình cũng một phần do vợ không biết nuông chiều, nhẫn nhịn. Mình ức chế, sáng hôm sau dọn đồ đạc ẵm con về ngoại. Cả nhà không ai ngăn lại, trừ bố chồng. Nhìn ông nước mắt ngắn nước mắt dài cầm tay cháu nội, ôm hôn không nỡ rời xa tôi lại quặn lòng.

Bố chồng là người mạnh mẽ, 10 năm về làm dâu chưa bao giờ tôi thấy ông khóc. Nếu không vì bố chồng, tôi đã chấm dứt với anh ta lâu rồi. Thương con mồ côi, thương bố chồng già yếu… tôi ở lại với anh ta dù cuộc sống hôn nhân nỗi buồn nhiều hơn niềm vui. Thế nhưng người tốt thường đi sớm, 3 năm sau thì bố chồng bị tai biến qua đời. Sau giỗ đầu ông, vì không chấp nhận người chồng trăng hoa lại thêm chuyện mẹ chồng nàng dâu… tôi quyết định ly dị, ôm con ra ngoài”.

Bố chồng cũng là đàn ông, mà đàn ông thường không nhỏ nhặt như đàn bà nên bố chồng “dễ thương” hơn mẹ chồng là điều dễ hiểu. Ấy vậy mà, hễ bố chồng đối xử tốt với con dâu một chút thể nào thiên hạ cũng dị nghị, nghi oan… thật ngang trái.

Không biết tới khi nào thiên hạ mới thôi dò xét về mối quan hệ “bố chồng nàng dâu”? Để những cô con dâu không lọt được vào “tầm ngắm” của mẹ chồng nhưng cũng yên tâm, vì có “đồng minh” là bố chồng ở bên?

Tags:

Bài viết liên quan