Tư thế ngồi đi vệ sinh an toàn cho mẹ bầu và mẹ sau sinh là một vấn đề quan trọng mà nhiều phụ nữ không để ý. Đối với phụ nữ sau sinh thì việc ngồi xổm có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Việc sau sinh bao lâu được ngồi xổm là điều mẹ nào cũng nên biết. Bởi vì nếu ngồi xổm sai thì có thể ảnh hưởng không tốt tới vùng chậu và tử cung.
Vậy rốt cuộc sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm? Trường hợp bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Tư thế ngồi đúng cho mẹ bầu lẫn sau sinh là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Ngồi xổm sau sinh có ảnh hưởng gì?
Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ cần có thời gian để hồi phục và độ đàn hồi như trước. Các dây chằng và cơ vùng chậu, cơ bụng dưới đã giãn hết mức để nâng vùng bụng. Tử cung giãn hết mức, lỏng lẻo. Tư thế ngồi xổm lại làm tăng áp lực xuống phần bụng dưới và cơ sàn chậu. Nội tạng lúc này bị tác động và có thể dẫn tới biến chứng sa sinh dục (sa dạ con) hoặc xuất huyết bất thường.
Sau sinh nếu ngồi xổm quá sớm, mẹ có thể bị sa tử cung
Không chỉ thế, tư thế ngồi xổm sau sinh còn tác động đến vết mổ (nếu mẹ sinh mổ) hoặc vết khâu ở tầng sinh môn. Việc này khiến cơ thể khó phục hồi nhanh chóng, thậm chí nặng hơn có thể gây bung vết mổ. Do đó, với phụ nữ sau sinh, tư thế ngồi xổm có thể làm rạn da, nhiễm trùng vết mổ.
Phòng ngừa sa dạ con ở phụ nữ sau sinh
Để giúp ngừa sa dạ con, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để cơ sàn chậu nhanh phục hồi. Chị em hẳn không mấy xa lạ với bài tập này, đó là bài tập Kegel. Đây là bài tập rất tốt và có thể tập ngay từ giai đoạn mang thai.
- Bước 1: Thở sâu vào và thở ra từ từ, trong lúc đó co cơ âm đạo và cơ vùng hậu môn như đang nín tiểu. Giữ sự co trong 5 giây rồi nới lỏng. Lặp lại 10 lần mỗi lần tập và tập 3 lần mỗi ngày. Mẹ có thể tập bài này ở bất kỳ tư thế nào, nhưng nên bắt đầu từ tư thế nằm ngửa hoặc ngồi.
- Bước 2: Nằm ngửa, hai chân mở rộng bằng vai, hơi co đầu gối lại và úp 2 lòng bàn chân vào nhau tạo thành tư thế như cánh bướm. Kéo bàn chân và đầu gối về phía ngực và giữ trong khoảng 20 giây. Chú ý, trong lúc này hai lòng bàn chân vẫn ép sát nhau.
Khi mẹ đã khỏe mạnh sau sinh khoảng 2 tuần thì có thể bắt đầu tập. Nên tập sau khi đã đi vệ sinh, bụng đang rỗng, không tập khi mới ăn uống no. Đồng thời, mẹ cũng nên lắng nghe cơ thể của mình và không ép quá sức khi tập. Nếu có bất kỳ triệu chứng đau hay chảy máu khi tập, mẹ nên dừng lại và đi khám bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn kỹ hơn.
Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm?
Thực sự thì không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm. Thời gian phục hồi của từng người đều khác nhau. Chưa kể việc sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm còn chịu ảnh hưởng bởi sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh của mỗi người. Có một số người khỏe lại rất nhanh, trong vòng 1 tháng là khôi phục đáng kể và có thể ngồi lại. Nhưng cũng có mẹ phải sau 3-4 tháng mới có thể trở lại sinh hoạt bình thường.
Tốt nhất là mẹ nên chờ cho đến khi cơ thể bình phục hoàn toàn và các vết thương lành hẳn mới ngồi xổm. Để biết chắc thì có thể kiểm tra bằng các bài tập vận động xem cơ thể đã thoải mái với các tư thế gập, nhún người chưa. Đã sạch sản dịch hay chưa. Ngoài ra thì mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn hơn.
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?
Ngoài sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm thì vấn đề bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không cũng rất được quan tâm. Với nhiều người thì có thể tư thế ngồi xổm giúp đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn, đặc biệt là khi mẹ bị táo bón khi mang thai. Thế nhưng, lời khuyên chung vẫn là không nên ngồi xổm khi đi vệ sinh. Nhất là khi thai đã lớn trên 3 tháng thì cần tránh tư thế này vì rất dễ xảy ra sự cố không mong muốn cho mẹ và bé.
Như bạn đã biết, khi mang thai cột sống và phần dưới cơ thể phải chịu rất nhiều áp lực. Bà bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh làm kéo căng các cơ, dây chằng. Đó là chưa kể đến áp lực mà bàng quang phải chịu cũng rất lớn. Hậu quá nhẹ thì đau bụng dữ dội, nặng thì chèn ép thai nhi.
Không chỉ thế, khi mang thai, cân nặng của mẹ tăng đáng kể nên tư thế ngồi xổm làm chèn ép máu huyết, làm tê chân. Khi bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn, tình trạng này làm mẹ mất trọng tâm, dễ té ngã lúc đứng dậy.
Tư thế ngồi đi vệ sinh an toàn
Vậy nên, để “chắc ăn” nhất cho vấn đề sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Còn tư thế ngồi an toàn cho cả mẹ bầu lẫn mẹ sau sinh thì cần lưu ý như sau:
- Không ngồi xổm mà nên chọn bồn cầu cao, vừa với tầm chân để dễ đứng dậy.
- Ngồi thẳng lưng, không nên ngồi nghiêng, lệch trái hay phải.
- Nên chọn tư thế có thể dựa lưng được để giảm áp lực lên vùng chậu và tử cung.
- Có thể dùng bệ chuyên dụng hoặc ghế nhỏ kê chân tạo góc 35 độ giữa đùi và hông. Điều này kích thích ruột hoạt động, giảm táo bón sau sinh và đẩy chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
- Không rặn quá sức khi đi vệ sinh vì có thể gây áp lực lên mạch máu, nặng hơn có thể dẫn tới trĩ.
- Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ xanh, chế độ ăn giàu chất xơ để giảm nguy cơ táo bón.
Bài viết đã giải đáp rất chi tiết vấn đề sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm và bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không. Mẹ cần chú ý quan sát cơ thể đồng thời thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để chóng hồi phục. Nếu có triệu chứng đau bụng dữ dội hay ra máu bất thường thì phải đi khám ngay để được kiểm tra kịp thời nhé.