Mẹ&Con – Đa số các chị em đều cảm thấy xấu hổ, tự ti khi bản thân họ gặp phải các vấn đề liên quan đến sản phụ khoa như sa sinh dục, tiểu không kiểm soát, bị hôi vùng kín… Thai bám vào sẹo tử cung Ứ dịch lòng tử cung Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung theo từng độ tuổi

Sinh nhiều con, chị em đối mặt với nguy cơ sa sinh dục 4

Hiện tượng sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục. (Ảnh minh họa)

Sa tử cung là tình trạng tử cung, bàng quang và ruột sa xuống khỏi vị trí bình thường. Bệnh thường xuất hiện sau khi phụ nữ sinh nhiều con hoặc bước sang độ tuổi mãn kinh, lượng hóc môn sinh dục nữ (hóc môn estrogen và progesterone) suy giảm. Đồng thời các mô phụ trợ trong ổ bụng giảm độ bền và khả năng đàn hồi dẫn đến hiện tượng sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung.

Trong quá trình mang thai, tử cung của người phụ nữ vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng làm nhiệm vụ nâng đỡ ở đáy chậu. Lúc này tử cung dễ bị sa xuống dưới. Ở thể nhẹ, tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong âm đạo, đa số mọi người đều không nhận ra. Nhưng khi bệnh sa tử cung tiến triển ở thể nặng hơn, tử cung sẽ lộ ra ở âm đạo, lúc này chị em có thể dễ dàng cảm nhận và thấy được.

Ở giai đoạn nhẹ, chị em chỉ cần tập các bài thể dục nhằm làm tăng sức mạnh của cơ lên vùng chậu. Còn trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phải phẫu thuật để cải thiện hiện tượng sa tử cung và hạn chế sự tái phát về sau.

Các chuyên gia khuyến cáo, thời kỳ mang thai và cả sau khi sinh, chị em nên duy trì những bài thể dục vùng xương chậu để các cơ và dây chằng phục hồi độ co giãn giúp ngăn ngừa tình trạng sa tử cung. Đồng thời, khi phát hiện sớm những triệu chứng liên quan tới các bệnh lý này, chị em cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan