Mẹ&Con - Tết có 3 ngày chính, anh bắt tôi ăn Tết ở nhà chồng cả. Qua nhà mẹ đẻ cũng phải sang ngày mồng 3, gần hết Tết và mồng 6 em trai tôi lại phải tiếp tục lên thành phố học nên chị em, cậu cháu cũng chẳng chuyện trò được bao lâu... Lại Tết, lại phải... về quê chồng ăn Tết Diễn viên Bảo Thanh: 6 năm lấy chồng, chỉ 1 năm được ăn Tết nhà ngoại Muôn chuyện ăn Tết nơi quê chồng vợ

Ăn tết ở nhà chồng dường như là nỗi ám ảnh của khá nhiều chị em phụ nữ? Bản thân tôi có lẽ cũng không ngoại lệ.

Tôi lấy chồng cách nhà gần 20 cây số. Vì mở một cửa hàng quần áo nên ngày thường nếu xuống chợ huyện lấy hàng, tôi vẫn ghé ngang nhà bố mẹ đẻ chơi. Khi thì mua cho ông bà cái bánh, cân thịt và thỉnh thoảng dọn dẹp nhà cửa phụ ông bà vì cả hai đều đã lớn tuổi, cậu Út lại đi học xa nhà suốt.

Nhà tôi neo người, còn nhà chồng có tới 3 anh chị em. Căn nhà mà chúng tôi đang ở có 2 tầng, 3 phòng ngủ. Với không gian đó bình thường khá rộng rãi, nhưng cuối tuần khi nhà cô Út sang chơi hoặc thỉnh thoảng mùa hè, anh chị cả trong Nam cho các cháu về Bắc chơi thực sự rất chật chội.

Bố mẹ chồng già cả, khó ngủ nên ông bà được “đặc cách” ngủ riêng một phòng. Còn lại, vợ chồng tôi phải khắc phục bằng cách để tất cả phụ nữ và trẻ em (bao gồm 7 người, tính cả trẻ nhỏ) ngủ ở phòng hai vợ chồng. 3 người đàn ông và đứa cháu trai thì ngủ ở phòng con trai tôi. Được cái anh chị em chồng cũng khá tốt tính, nên giữa chúng tôi hiếm khi bất hòa.

Năm nay là năm đầu tiên vợ chồng anh chị cả đưa con cái về quê ăn Tết, sau hơn 10 năm vào Nam lập nghiệp. Anh chị về, ai cũng vui. Thậm chí, cô Út đang có bầu còn quyết định năm nay ăn Tết ở nhà mẹ đẻ để sum họp gia đình luôn.

Sao tôi phải ăn Tết ở nhà chồng khi anh không về nhà ngoại? 4

Về nhà mẹ đẻ đón Tết là điều ao ước của tất cả chị em phụ nữ. (Ảnh minh họa)

6 năm lấy chồng, dù chỉ cách nhà chưa đầy 20 cây số nhưng chưa năm nào tôi được về nhà mẹ đẻ ăn Tết đúng nghĩa mà luôn luôn phải ăn tết ở nhà chồng. Sáng ngày 30, tôi có thể ghé về nhà đưa mẹ đi chợ, phụ mẹ làm đồ ăn, trang trí nhà cửa nhưng tới chiều ngày 30 lại phải chạy về nhà chồng lo cơm nước, nấu ăn, cúng kiếng tới tận đêm giao thừa.

Mồng 1 Tết, nhà chồng có tục lệ không đi ra khỏi nhà nên phải đợi mãi tới mồng 2 vợ chồng con cái tôi mới có thể đi chúc Tết họ hàng bên nội. Năm nào cũng vậy, cứ phải tới ngày mồng 3 tôi mới được về nhà mẹ đẻ đón Tết.

Tết năm nay dẫu sao cũng có anh chị cả về nhà chơi, sẵn lo cúng kiếng nên tôi bàn với chồng về quê ngoại ăn Tết rồi tới mồng 2 về lại nhà nội. Mới vừa nghe vợ đề xuất, chồng tôi đã nổi cáu. Anh một mực nói rằng nhất định phải ăn Tết bên nhà nội, muốn sang nhà bố mẹ đẻ thì để mồng 2, mồng 3 đi tới qua rằm tháng giêng về mở cửa hàng cũng được.

Tết có 3 ngày chính, anh bắt tôi ăn Tết ở nhà chồng cả. Qua nhà mẹ đẻ cũng sang ngày mồng 3, gần hết Tết và mồng 6 em trai tôi lại phải tiếp tục lên thành phố học nên chị em, cậu cháu cũng chẳng chuyện trò được bao lâu. Cứ nghĩ tới cảnh Tết năm nay phải chen chúc ở nhà chồng, nấu ăn phục vụ cho mười mấy người mà tôi sợ quá.

Từ cửa sổ nhìn xuống thấy chồng vui vẻ đón tiếp em gái về nhà ăn Tết, nhưng lại nhất định không cho vợ về nhà mẹ đẻ ăn Tết tôi mới nhận ra cuộc đời này thật bất công. Tôi quyết định rồi, Tết năm nay tôi sẽ ôm con về nhà mẹ đẻ ăn Tết và trở lại nhà nội vào mồng 2, mặc kệ chồng.

Tôi cũng sẽ không bao giờ ăn Tết ở nhà chồng, nếu anh không năm nào về nhà ngoại. Bởi bố mẹ tôi cũng như bố mẹ anh, chỉ có một cô con gái và ước muốn sum họp trong ngày Tết cổ truyền dân tộc là chuyện thường tình gia đình nào cũng đều muốn, không phải chỉ riêng gia đình anh.

Tags:

Bài viết liên quan