Mẹ và Con - Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn mà các bậc phụ huynh chắc chắn không được chủ quan!

Chỉ cần những thay đổi “nhỏ xíu” của con yêu thôi cũng đã khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên. Và hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh cũng là một trong số những thay đổi kỳ lạ đó. Vậy nguyên nhân là do đâu? Biểu hiện rõ ràng nhất là gì? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?

Và hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy của bé, nhìn trông như hình vành mũ xung quanh đầu. Thời điểm thường xảy ra nhất là vào giai đoạn thay tóc máu của trẻ sơ sinh.

Cụ thể hơn, khi vừa sinh ra, tóc của bé yêu sẽ được mọc dần dài ra mà các bà các mẹ ngày xưa hay còn gọi là “tóc máu”. Đến khi con được khoảng 2 – 3 tháng tuổi, do sự sụt giảm các hormone nội tiết mà mẹ truyền cho bé yêu trong lúc còn là bào thai, tóc máu của con sẽ bắt đầu rụng dần. Lúc này, tóc của mẹ cũng sẽ rụng tương tự như trẻ hay còn gọi là hiện tượng rụng tóc sau sinh.

hình ảnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Quá trình rụng tóc sẽ bắt đầu trong khoảng từ 8 – 12 tuần tuổi, sau đó tóc sẽ trở lại mọc từ 3 – 7 tháng và đây cũng là thời điểm dễ gặp hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh nhất. Phải đến tầm 2 tuổi, mái tóc của con yêu mới thực sự dày và đẹp.

Tóc của trẻ trong giai đoạn này sẽ thể hiện được rõ đặc tính tóc bẩm sinh của mình, là tóc xoăn tự nhiên hay thẳng mượt, màu đen hay là màu nâu… những đặc tính này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giới tính, di truyền…

Biểu hiện của bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng rụng tóc của trẻ sơ sinh sẽ được chia ra làm 2 trạng thái để mẹ biết trẻ có đang mắc phải rụng tóc vành khăn hay không hay chỉ là quá trình thay tóc bình thường:

  • Rụng tóc bình thường: Xảy ra vào giai đoạn trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, tóc không rụng thành từng đám và rụng không nhiều, không có hình thái gì cả. Trẻ không có dấu hiệu gì bất thường, không quấy khóc, bú giỏi ngủ ngoan và phát triển bình thường.
  • Rụng tóc bất thường: Rụng ở bất cứ thời điểm nào, rụng cả chân tóc và rụng rất nhiều, từng đám và có hình vành khăn sau đầu. Thường kèm theo các biểu hiện khác như quấy khóc, ra nhiều mồ hôi, bỏ bú, chậm vận động…

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Để xác định chính xác hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ nguyên nhân nào, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện nhi để có câu trả lời chính xác nhất, từ đó cũng có biện pháp điều trị thích hợp hơn. Và những nguyên nhân trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể là do nhiều nguyên nhân từ nặng đến nhẹ như:

Hormone cơ thể giảm

Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường xuất phát từ sự thiếu hụt, mất cân bằng hormone từ khi chào đời. Nguyên nhân có thể do lúc mang thai cơ thể của mẹ đã bị rối loạn hormone hoặc trẻ thiếu các dinh dưỡng cần thiết. Nếu như hiện tượng rụng tóc vành khăn do nguyên nhân này, trẻ thường được phát hiện cùng lúc với biểu hiện rụng tóc nhiều sau sinh ở mẹ.

Có thể mẹ quan tâm: Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bé bị còi xương, suy dinh dưỡng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà cha mẹ cần phải chú ý nhất. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh do không được tắm nắng đúng khoa học, lười ăn hoặc sữa mẹ thiếu dinh dưỡng cũng sẽ dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở con. Đặc biệt là thiếu vitamin D, canxi dẫn đến rụng tóc thành từng mảng lớn sau gáy.

bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ không đủ cân nặng theo từng tháng, cần phải thay đổi chế độ ăn cho mẹ và bé khoa học hơn để trẻ có thể phát triển bình thường. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám, đo nồng độ canxi để có những phương pháp chăm sóc trẻ hiệu quả hơn.

Do tư thế nằm ngủ của con

Từ nhỏ, trẻ sơ sinh thường được cha mẹ cố định tư thế ngủ bằng cách chèn gối, chèn chăn, quấn khăn để con không thể lăn, lật, giảm thiểu nguy cơ “lọt” giường. Tuy nhiên, điều này vô tình tạo thành thói quen ngủ ở một tư thế ở trẻ, chẳng hạn như nằm ngửa. Và phần lớn thời gian da đầu sẽ được tiếp xúc với mặt gối sẽ làm cho tóc trở nên khó mọc hơn.

Vì tóc ở khu vực đó không được thông thoáng, cộng thêm lượng mồ hôi tiết ra ở con cũng sẽ tác động đến quá trình mọc tóc của con, làm tóc con nhanh chóng rụng nhiều hơn.

Trẻ bị sốt cao

Con yêu bị ốm hoặc sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Lúc này trẻ sẽ trở nên khó chịu, quấy khóc nhiều, chán ăn dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, hoặc sử dụng các loại thuốc dẫn đến tác dụng phụ giảm sự phát triển bình thường ở tóc của trẻ.

Rụng tóc do bệnh tự miễn

Trẻ có thể bị rụng tóc hoặc tóc thưa hơn do các bệnh tự miễn như viêm mạn tính, bạch biến, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh liên quan đến xương khớp như nhược cơ… Các bệnh tự miễn là hiện tượng cơ thể tự xem tế bào của mình là dị nguyên nên tiến hành đào thải. Từ đó, tóc cũng bị xem là chất lạ đối với cơ thể trẻ, tự bị đào thải dẫn đến rụng tóc.

hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Với nguyên nhân này, cha mẹ cần hợp tác với bác sĩ để điều trị các bệnh nguy hiểm trên, từ đó hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh cũng được thuyên giảm và biến mất.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị rụng tóc vành khăn?

Nếu trẻ đã được đưa đi khám và chẩn đoán là không phải do các vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể giúp con điều trị tình trạng rụng tóc vành khăn với những cách sau:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Các nguyên nhân mang tính di truyền do rối loạn hormone sẽ rất khó điều trị và mất thời gian khá lâu. Tốt hơn, mẹ nên ngăn ngừa từ khi đang mang thai để tránh hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Nên bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú các chất như protein, vitamin và nước. Ngoài ra, mẹ cũng cần người bên cạnh trong quá trình mang thai và sinh nở để tránh bị căng thẳng, trầm cảm sau sinh dẫn đến rối loạn nội tiết.

Đối với bé yêu, giai đoạn này vẫn duy trì việc uống sữa đủ các cử trong ngày. Hãy đảm bảo sữa bạn là lựa chọn có đầy đủ dưỡng chất nhất cho trẻ trong lúc này. Cũng đừng quên cho trẻ được tắm nắng vào các buổi sớm đúng cách để cơ thể tổng hợp được các vitamin D, tránh làm trẻ bị còi xương.

Có thể bạn chưa biết: Trầm cảm sau sinh là sát thủ thầm lặng

Thay đổi tư thế nằm của con yêu

Nếu như trẻ bị rụng tóc vành khăn là do tư thế nằm, mẹ hãy đặt bé ngủ ở các tư thế khác nhau. Cha mẹ hãy cố gắng lật người trẻ sau một khoảng thời gian nhất định.

Bên cạnh đó cũng nên thay gối, lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên, để con được ngủ trong không gian thông thoáng, không quá kín. Tạo cho trẻ thói quen ngủ nhiều tư thế, sau khoảng 6 tháng con đã có thể tự điều chỉnh tư thế ngủ của mình.

Kết luận

Sau một khoảng thời gian cố gắng chăm sóc và điều trị tại nhà, nếu như sau từ 3 – 6 tháng trẻ vẫn không có cải thiện hãy đưa con đi khám lại ở các cơ sở y tế, bệnh viện nhi uy tín để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân. Đặc biệt là những dấu hiệu đáng sợ của bệnh tiềm ẩn như: da đỏ, bong vảy; da nổi đốm hói nhỏ…

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc hay thay đổi liều dùng của bác sĩ đã kê. Trẻ càng nhỏ thì việc sử dụng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan nhé!

Bài viết liên quan