Sau khi sinh con, chắc hẳn mẹ bỉm nào cũng phải đối diện với “thảm cảnh” khi trẻ ngủ cả ngày và thức vào ban đêm khiến mẹ cũng chẳng thể chợp mắt. Không ngủ vào ban đêm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ cũng như khiến mẹ mệt mỏi vì thức khuya chăm con. Vì thế, mẹ hãy chú ý rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm đúng cách để con ngoan ngoãn ngủ vào ban đêm mẹ nhé!
Những sai lầm mẹ thường gặp khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Cho trẻ bú hoặc đưa võng, nôi khi ngủ
Khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi “bye bye” môi trường bụng mẹ, trẻ sẽ chưa hình thành các thói quen xấu. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, hệ thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển và xây dựng nên những thói quen cho trẻ.
Trong giai đoạn trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên, nếu bạn rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm bằng cách đưa võng, nôi hoặc cho trẻ bú, điều này sẽ tạo thành một thói quen xấu cho trẻ. Như vậy, mỗi đêm trẻ sẽ thức dậy trung bình từ 2-6 lần và bạn buộc phải lặp lại việc cho trẻ bú, đưa nôi, cho trẻ nằm võng thì trẻ mới có thể quay trở lại với giấc ngủ.
Điều này hoàn toàn không tốt với trẻ. Trong trường hợp bạn đưa con đi chơi xa hoặc ở tại nhà người thân không có võng hay nôi, sẽ rất khó khăn để dỗ cho trẻ đi ngủ. Vì thế, tốt nhất không nên áp dụng “chiến thuật” rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm này bạn nhé!
Dỗ con bất cứ khi nào thấy con khóc
Một sai lầm khác mà chúng ta hay mắc phải khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm chính là… cứ thấy con khóc là đến bên cạnh con và dỗ con. Dĩ nhiên, bản năng của một người bố hoặc một người mẹ sẽ thôi thúc bạn muốn dỗ cho con ngừng khóc để con nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Trong khoảng sáu tháng đầu tiên, bạn vẫn có thể đến bên con và dỗ con khi con khóc. Tuy nhiên, tốt nhất để rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, bạn nên đợi một vài phút xem con có thể tự nín khóc được không trước khi dỗ con. Nếu bạn cứ đến bên trẻ bất cứ khi nào trẻ khóc, trẻ sẽ nhận ra rằng có thể sử dụng nước mắt để làm “vũ khí” của mình. Như vậy, vào buổi tối, trẻ sẽ cố gắng khóc nhiều hơn để được bố mẹ dỗ dành nhiều hơn.
Cho trẻ bú/ăn dặm vào ban đêm
Những đứa trẻ sơ sinh thường sẽ có một (hoặc một vài) bữa phụ vào ban đêm, ngay cả khi chúng không cần nạp thêm calo cho cơ thể. Lúc này, trẻ sẽ quen với việc tỉnh giấc vào giữa đêm và nghĩ rằng mình cần bú sữa hoặc ăn dặm trước khi tiếp tục giấc ngủ của mình. Điều này hoàn toàn không tốt cho việc rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm và hãy lập tức thay đổi thói quen này bạn nhé!
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, khi trẻ 6 tháng tuổi, trẻ có thể ăn trước khi ngủ và không cần phải ăn dặm hay bú sữa vào ban đêm. Điều này chỉ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ và khiến bạn mệt mỏi do phải tỉnh giấc giữa đêm để cho trẻ ăn.
Hơn nữa, thói quen ăn dặm hoặc bú sữa vào giữa đêm còn gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Trẻ sẽ có xu hướng ít ăn vào ban ngày và đói vào ban đêm. Do đó, khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, hãy hạn chế việc bổ sung bữa phụ cho trẻ khi con đang ngủ bạn nhé!
Ngủ trưa trong xe đẩy
Để tiện cho bố mẹ làm việc hơn, nhiều gia đình đã chọn cách cho trẻ ngủ trưa trong xe đẩy. Tuy nhiên, bạn có biết, điều này hoàn toàn là một sai lầm và khiến bạn gặp khó khăn khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm?
Nếu đã quen với cách ngủ trưa này, vào ban đêm trẻ cũng có xu hướng muốn được nằm trong xe đẩy và di chuyển khắp mọi nơi trước khi ngủ. Bạn sẽ không mong muốn điều này xảy ra phải không nào? Vì thế, hãy tập cho trẻ nằm trên giường và ngủ trưa hệt như khi trẻ ngủ vào ban đêm bạn nhé!
Để con thức khuya
Khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, nhiều người có xu hướng cho con thức khuya đến khi con thật sự buồn ngủ thì con sẽ ngủ lâu hơn và sâu giấc hơn. Tuy nhiên thực tế thì việc đi ngủ quá muộn có thể phản tác dụng. Khi trẻ thức đêm, trẻ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hơn và phải mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Thậm chí, trẻ còn dễ thức giấc giữa đêm hơn.
Mặc dù trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu có thể đi ngủ muộn hơn vì giấc ngủ của chúng chưa ổn định nhưng khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi, chúng đã sẵn sàng đi ngủ lúc 7 hoặc 8 giờ tối. Đừng để trẻ thức quá khuya vì nghĩ rằng điều này sẽ rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm tốt hơn bạn nhé!
5 Bí quyết rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Nếu muốn rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm để trẻ có thể ngoan ngoãn đi vào giấc ngủ mà không quấy khóc, không thức giấc giữa đêm, bạn có thể thử một vài mẹo sau đây:
- Tạo cho trẻ các thói quen trước khi đi ngủ: Mỗi ngày, hãy lặp lại một chuỗi hành động như cho bé đi tắm, mặc đồ ngủ, đọc truyện, sau đó tắt đèn rồi cho trẻ lên giường đi ngủ. Nếu bạn duy trì chuỗi hành động này trong nhiều ngày liên tục, trẻ sẽ hình thành một thói quen. Như vậy, mỗi khi thấy bố mẹ cho đi tắm, thay đồ ngủ và tắt đèn, trẻ sẽ tự hiểu đã đến giờ đi ngủ rồi và tự giác ngủ mà không quấy khóc hay cần sự dỗ dành từ bố mẹ.
- Kiểm tra tình trạng của trẻ trước khi đi ngủ: Khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm và không muốn phải đến bên trẻ mỗi khi con khóc, tốt nhất bạn nên kiểm tra xem trẻ có đói không, có khát không, đã thay tã chưa, có bị bệnh không,… Như vậy, bạn sẽ an tâm hơn, không còn cảm thấy quá lo lắng và nôn nóng mỗi khi nghe trẻ khóc nữa. Lúc này, bạn có thể biết được việc trẻ khóc chỉ là nhõng nhẽo với bố mẹ mà thôi và có thể để trẻ tự nín và tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
- Xây dựng thói quen ngủ trưa giống như khi ngủ vào buổi tối: Nếu trẻ có những giấc ngủ ngắn trong ngày, bạn nên để trẻ nằm trên giường và ngủ nghiêm túc như khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm vậy. Hạn chế cho trẻ ngủ trên xe đẩy, đưa võng hoặc bế trẻ trên vai dỗ cho trẻ ngủ. Đây là những thói quen xấu và khiến việc dỗ trẻ ngủ vào ban đêm khó khăn hơn rất nhiều lần.
- Giữ cho không gian phòng thật yên tĩnh: Môi trường phòng ngủ có ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ. Tốt nhất nên giữ cho không gian phòng yên tĩnh, mát mẻ, tắt hết ánh sáng trong phòng. Nên tránh bật đèn ngủ vì điều này sẽ khiến trẻ mất khả năng phân biệt ngày đêm cũng như dần hình thành phản xạ sợ bóng tối, khó thích nghi với điều kiện thiếu ánh sáng.
- Đảm bảo an toàn cho bé trong khi ngủ: Để bố mẹ thêm an tâm, không nôn nóng kiểm tra, dỗ dành trẻ ngay khi trẻ vừa khóc, điều kiện tiên quyết là bạn phải chắc chắn trẻ được an toàn trong suốt giấc ngủ của mình. Khi cho trẻ nằm trên giường, không nên đặt các loại gối, chăn, thú bông xung quanh trẻ vì chúng có thể vô tình rơi vào mặt của trẻ và khiến trẻ bị ngạt thở.
Bạn đang mệt mỏi khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm? Hãy kiểm tra xem mình có đang mắc phải những lỗi cơ bản kể trên hay không để điều chỉnh chiến lược chăm con của mình sao cho phù hợp hơn nhé!