Mẹ&Con - Dịp lễ dài ngày sắp đến, cùng với đó là giai đoạn thi cử của con bạn, trẻ rất cần tập trung, chú tâm, không 'lo ra' để có thể đạt được kết quả học, thi tốt nhất. Làm thế nào giúp bé học ra học, chơi ra chơi, vừa có thể vui chơi vừa đạt được kết quả thi học kỳ cao nhất? 8 cách giúp bé tập trung Các phương pháp học tập hiệu quả - Phần 2 Các phương pháp học tập hiệu quả - Phần 1

Vì sao trẻ kém tập trung?

Thực ra, không phải đợi đến… Noel, mà bất cứ thời điểm nào trong năm, cũng có phụ huynh lo lắng trước việc trẻ kém tập trung, lơ là trong chuyện học. Bố mẹ than phiền: “Con người ta học loáng cái là thuộc bài. Bé nhà mình thì mất cả buổi vẫn vấp váp với bài học thuộc lòng tí xíu!”. Tại sao bé này có thể tập trung rất cao, trong khi bé kia lại kém tập trung

Trẻ kém tập trung có rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, có thể vì trẻ cảm thấy bài học, môn học đó khô khan, nặng nề, không phù với khả năng “tiếp nhận” của bé. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Vì có những bé học cùng một lớp, làm cùng một bài tập nhưng bé này vẫn tập trung trong khi bé kia kém tập trung như thường.

ren-luyen-ki-nang-tap-trung-cho-be

Nguyên nhân thứ đến, thường ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn chính là môi trường xung quanh. Chẳng hạn, nếu nhà có nhiều tiếng động ồn ào, bố mẹ đang mở tivi, cả nhà đang quây quần hò hát chơi đùa, trong khi đó bạn bảo trẻ đi lên lầu đóng cửa phòng học bài thì đúng là… làm khó cho trẻ quá!

Những yếu tố nho nhỏ khác, từ chuyện phòng học nóng nực, đến chuyện bàn học bừa bộn, thiếu ngăn nắp đều có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tập trung của bé. Và cuối cùng, nguyên nhân chính yếu nhất, thường gặp nhất chính là vì trẻ… không được dạy cách tập trung, không biết cách để chủ động tập trung. Đừng quên tập trung cũng là một kỹ năng, và kỹ năng này nếu không rèn luyện thì không thể “chạy tốt” như mong muốn được.

Điểm lại một cách “gọn gàng”, có thể kể ra những nguyên nhân khiến trẻ thiếu tập trung sau đây:

– Lý do khách quan: Trẻ không có một không gian học tập thích hợp, bàn học không gọn gàng, thiếu các dụng cụ học tập, thời điểm học tập không phù hợp hay thiếu ổn định.

– Lý do chủ quan: Chưa có sự chuẩn bị tâm lý – thể chất, không xác định mục tiêu học tập, thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc.

– Lý do bản thân: Thiếu kỹ năng học tập, thiếu kỹ năng tập trung, thiếu kỹ năng ghi nhớ.

Cải thiện khả năng tập trung của bé

Có thể làm được điều này không? Câu trả lời, rất may là: Có! Dựa trên những lý do khiến trẻ hay bị phân tâm, lo ra, thiếu tập trung, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi các yếu tố sau:

– Tạo cho con một không gian học tập:

Lưu ý rằng không gian học tập không đơn thuần là cái bàn học, mà còn là khung cảnh xung quanh. Tùy theo điều kiện gia đình, nhưng bố mẹ hãy sắp xếp để trẻ có được một góc học tập tương đối yên tĩnh, thoáng mát, sáng sủa và không bị các hình ảnh xung quanh chi phối. Cũng cần bố trí ánh sáng phù hợp từ trên và từ bên trái phía sau chiếu đến.

Mẹ cần biết

Kỹ năng tập trung không phải là một khả năng có thể đạt được trong một thời gian ngắn, mà phải giúp trẻ từng bước với các kỹ thuật sau:

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ chơi các trò chơi nâng cao khả năng tập trung trong giờ học (trước – giữa giờ học) cũng như trong các giờ khác trong ngày tại gia đình.

– Tập cho trẻ nói lên: “Quay lại ngay đây” mỗi khi trẻ tỏ ra lơ đãng. Đây là một kỹ thuật có tính ám thị, giúp tâm trí trẻ không “đi lang thang”.

– Tập cho trẻ làm các việc nhà (quét nhà, lau nhà, xếp quần áo, phụ dọn cơm, dọn dẹp trong gia đình). Điều này không những giúp trẻ nâng cao khả năng tập trung mà còn giúp trẻ thêm tự tin vào bản thân.

– Khi trẻ học các môn cần ghi nhớ nhiều, nên làm sơ đồ để trẻ có thể tập trung và ghi nhớ tốt hơn.

Trong giờ học của con, tránh việc cắt ngang bằng việc gọi trẻ phụ mẹ cái này cái kia, cho con ăn uống xen ngang, cho những trẻ khác chạy đến bàn của trẻ để chuyện trò.

Ngoài ra, ở không gian học tập của con, cần để ý chuẩn bị đủ các học cụ học tập như bút, thước, gôm, hồ dán, kéo, giấy, sách học… Không để tình trạng trẻ cứ ngồi vào bàn rồi mới đi kiếm cái này cái nọ. Nếu con chưa có tính ngăn nắp, bạn cần rèn luyện lại cho con từng chút một. Vì một khi đã biết cách ngăn nắp, để dụng cụ học tập, sách vở đúng nơi quy định thì sự tập trung của trẻ sẽ tăng lên.

Trên bàn học của con không bày biện lung tung, chỉ nên để những gì cần thiết có liên quan đến bài học. Bàn học và ghế ngồi cần phù hợp với chiều cao của trẻ, tránh việc ngồi một cách gò bó, phải cố gắng trong việc viết và nhìn bài tập.

– Chọn cho con thời điểm học tập thích hợp:

Khả năng tập trung của mỗi người sẽ thay đổi khác nhau tùy theo nhịp sinh học. Có người tập trung rất tốt vào sáng sớm, có người tập trung rất tốt vào buổi trưa, chiều… Trừ giờ học ở trường đã phải cố định và trẻ cần tập thích nghi, với giờ học ở nhà, bạn nên bàn với trẻ để có thể chọn giờ học hợp lý nhất, giúp tăng cường khả năng tập trung của trẻ tốt nhất.

Thời điểm tốt nhất để học ở nhà là vào đầu giờ chiều, sau giấc ngủ trưa ngắn, trẻ sẽ nhớ tốt hơn. Nếu trẻ phải đi học cả ngày thì hãy sắp xếp để trẻ học và làm bài cách bữa ăn tối ít nhất là 1 giờ. (tức khoảng 7h30-8h30 tối)

Hãy cho trẻ học trong một khoảng thời gian liên tục trong 20-30 phút, sau đó sẽ nghỉ ngơi 5-10 phút (uống nước, vệ sinh trong thời điểm này) sau đó trước khi quay lại việc học, nên cho trẻ chơi một số trò chơi trí tuệ, hỗ trợ cho việc nâng cao sự chú ý.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu tập trung, nên cho trẻ nghỉ ngơi. Sau đó mới quay trở lại việc học, thay vì cứ ngồi cố, ráng ép trẻ học dù trẻ đã rất buồn ngủ rồi.

– Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý học tập:

Hãy giúp trẻ thực hiện một Lịch hoạt động trong ngày, trong đó xác định rõ ràng thời gian học tập tại nhà mỗi ngày, trước khi bước vào giờ học trẻ phải đánh dấu vào việc đã làm để thấy rõ là sau việc này sẽ đến giờ học.

Tạo sự thoài mái, vui vẻ – không tạo những tình huống hay thông tin chi phối sự tập trung của trẻ trước giờ học như không la mắng các sai phạm (nếu có) của trẻ, không nói về buổi đi chơi cuối tuần, hay một chương trình, một bộ phim hay …

Bạn cũng nên hướng dẫn con ngay từ tuổi cấp 1 biết xác định mục tiêu học tập. Chẳng hạn đầu mỗi buổi học, trẻ cần xác định được: Hôm nay học những bài gì? Ghi rõ tiêu đề bài học. Cần học bao nhiêu trang, làm bao nhiêu bài tập? Bài học có thể chia làm 2-3 phần (nếu dài) hay không?

Phát triển kỹ năng tập trung cho trẻ

Như đã nói, ngoài các yếu tố đã được cải thiện nhắc đến ở trên, có một yếu tố không thể bỏ qua, đó chính là giúp rèn luyện kỹ năng tập trung cho trẻ. Một đứa trẻ biết cách tập trung sẽ tự thực hiện việc này rất tốt. Trong khi đó, nếu bạn cứ bảo trẻ: “Con tập trung đi!”, song lại không hướng dẫn cho trẻ phải làm những gì cụ thể thì kết quả dễ hiểu là trẻ sẽ rất khó khăn để thực hiện việc tập trung.

ren-luyen-ki-nang-tap-trung-cho-be

Đây là từng bước cụ thể để bạn giúp trẻ rèn được kỹ năng này:       

– Nếu trẻ chưa có thói quen ngồi vào bàn học trong những giờ nhất định, hãy tập ngồi vào bàn. Trong tuần lễ đầu, mỗi buổi học chỉ dài tối đa 30 phút và có thể chia làm hai (nghỉ giữa buổi khoảng 5 phút). Trong tuần lễ đầu nên xen kẽ các bài học và các bài tập khả năng chú ý dưới dạng trò chơi, mà trò chơi có thể chiếm một nửa thời gian học, để trẻ dần dần có tâm lý hứng thú với việc ngồi để học hơn. Bạn có thể cho con ghi nhớ những chi tiết trong một bức hình, sau đó giấu bức hình đi và đố con mường tượng lại chẳng hạn. Hoặc bạn có thể chơi trò nhắm mắt trong vài phút, để lắng nghe các tiếng động và đoán xem đó là tiếng động gì. Tất cả những trò nho nhỏ này đều khiến trẻ rất hào hứng và giúp trẻ ngày một tập trung tốt hơn.

– Khi trẻ đã có thói quen tự ý ngồi vào bàn học khi đến giờ học, lúc đó mới nên gia tăng giờ học lên khoảng 1 giờ đến 1giờ 30. Hãy động viên, khích lệ những gì trẻ làm được, làm đúng trong giờ học, đừng chê bai, phê phán hay đánh mắng trẻ trong thời điểm này khi trẻ thất bại, khó tập trung, quên bài.

Tags:

Bài viết liên quan