Hải sản là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh bởi hải sản có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, mẹ cho con bú ăn hải sản được không?
Phụ nữ cho con bú ăn hải sản được không?
Giá trị dinh dưỡng của hải sản
Phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ đang cho con bú có được ăn hải sản không là thắc mắc chung của nhiều gia đình sau giai đoạn mẹ vượt cạn thành công.
Theo đó, hải sản chứa nhiều dưỡng chất cần thiết đối với sức khỏe của mẹ và bé. Chẳng hạn như cá có hàm lượng protein cao và ít chất béo bão hòa. Ngoài ra, cá còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm một số chất dinh dưỡng không có trong nhiều loại thực phẩm khác như iốt, vitamin D và axit docosahexaenoic (DHA), một loại axit béo omega-3.
Các chất dinh dưỡng trong cá có thể giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch và góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, hải sản còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, tránh trường hợp mẹ bị cảm cúm, cảm lạnh,… phải sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, các chất dinh dưỡng của cá như DHA có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ. Như vậy, nếu mẹ ăn cá và cho con bú thì trẻ có thể được phát triển hệ thần kinh, trí não và mắt tốt hơn.
Các loại hải sản cũng là một nguồn cung cấp canxi rất tốt, giúp mẹ bỉm sau sinh tránh được tình trạng rụng tóc, viêm khớp, đau nhức chân tay,… Canxi được truyền qua sữa mẹ đến trẻ sơ sinh cũng giúp hệ xương của trẻ phát triển tốt hơn, cứng cáp hơn. Trẻ được bổ sung canxi thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng răng mọc chậm hoặc chậm biết đi.
Đang cho con bú ăn hải sản được không?
Tuy cá và hải sản có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng nhưng việc cho con bú ăn hải sản được không vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vì sao lại như thế và cụ thể thì phụ nữ cho con bú ăn hải sản được không?
Nhiều nghiên cứu cho rằng, bên trong hải sản được đánh bắt có thể chứa một hàm lượng lớn thủy ngân có hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Thủy ngân là một nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong môi trường và cũng được thải vào môi trường thông qua các hoạt động của con người như đốt than và dầu. Một lượng nhỏ thủy ngân cũng được sử dụng để chế tạo các đồ gia dụng thông thường như bóng đèn huỳnh quang và nhiệt kế.
Thủy ngân có trong suối, hồ và đại dương, nơi cá và các động vật khác tiếp xúc. Vì vậy, các loại cá và hải sản có thể chứa một hàm lượng thủy ngân lớn. Theo đó, các loài cá lớn như cá mập, cá thu vua, cá kiếm và cá ngói,… là những loại cá chứa nhiều thủy ngân hơn cả. Đây cũng chính là nguyên nhân xảy ra tranh cãi về vấn đề mẹ đang cho con bú ăn hải sản được không.
Mặc dù thủy ngân xuất hiện tự nhiên trong khắp môi trường, nhưng chế độ ăn uống của người mẹ là nguồn phơi nhiễm thủy ngân chính đối với hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Thủy ngân có thể truyền từ mẹ sang con qua nhau thai khi mang thai và qua sữa mẹ sau khi sinh. Tiếp xúc với thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.
Với câu hỏi “Phụ nữ đang cho con bú ăn hải sản được không?”, các chuyên gia cho rằng hải sản cung cấp một lượng lớn protein, axit béo omega-3, vitamin B12 và D, và sắt cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Do đó, vẫn có thể ăn hải sản nhưng chỉ ăn với một lượng vừa phải và tốt nhất mẹ nên tránh những loại hải sản chứa nhiều thủy ngân khi đang cho con bú.
Ngoài ra, hải sản còn có tính hàn, có thể gây lạnh bụng. Nếu mẹ đang phân vân việc cho con bú ăn hải sản được không hoặc phụ nữ sau sinh ăn hải sản được không, hãy cố gắng hạn chế trong 2 tháng đầu tiên sau sinh và ăn ít trong giai đoạn sau 2 tháng nhưng đang cho con bú nhé!
Chế độ dinh dưỡng khi đang cho con bú
Phụ nữ cho con bú ăn hải sản được không? Đang cho con bú nên kiêng ăn gì để tốt sữa? Chế độ dinh dưỡng ở bà mẹ đang cho con bú như thế nào?… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Có thể thấy, dinh dưỡng là điều đặc biệt quan trọng mà các bà mẹ quan tâm trong suốt thai kỳ và ở giai đoạn cho con bú mẹ.
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong giai đoạn cho con bú, cần lưu ý:
- Đảm bảo đủ năng lượng. Cần đa dạng các nguồn thực phẩm và ăn theo khả năng, không tính toán quá nhiều đến calo, miễn sao đảm bảo được năng lượng cung cấp cho mẹ và bé.
- Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lựa chọn các loại thực phẩm có bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trái cây, rau củ quả, các loại hạt,…
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế tối đa việc ăn các loại xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp,… được chế biến sẵn.
- Không để thiếu vitamin và khoáng chất. Các chất dinh dưỡng thường được bổ sung qua thực phẩm. Nếu ăn đủ chất thì mẹ không cần phải bổ sung thêm các loại viên uống hay thực phẩm chức năng khác.
- Uống nhiều nước. Nên uống nước ngay khi có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước giúp quá trình sản sinh sữa mẹ trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
- Kiêng rượu bia. Tránh uống rượu, bia vì các loại đồ uống có cồn sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa. Ngoài ra, rượu bia còn làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ suy giảm phát triển nhận thức.
- Tránh uống cà phê và sử dụng các chất kích thích. Nên hạn chế trà, cà phê và các chất kích thích khác trong giai đoạn cho con bú để caffeine không truyền từ sữa mẹ sang trẻ.
- Hạn chế gia vị mạnh. Tiêu, gừng, tỏi, ớt,… có thể làm thay đổi vị trong sữa mẹ và cần hạn chế.
Giai đoạn cho con bú là giai đoạn rất quan trọng bởi sữa mẹ là yếu tố quyết định phần lớn sức khỏe của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, với vấn đề cho con bú ăn hải sản được không, nhìn chung mẹ vẫn có thể ăn nhưng cần chú ý ăn một lượng vừa phải cũng như cố gắng cân bằng chế độ dinh dưỡng của mình để đảm bảo tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhé!