Mẹ&Con - Nhiều bà mẹ thấy con ăn xong một tô phở đột nhiên khó thở, cơ ở vùng cổ và mặt như co cứng lại hoặc ăn xong một món bánh nào đó đột nhiên… tím tái thì cứ tưởng con bị ngộ độc thực phẩm. Không phải! Trong trường hợp này, trẻ đang bị dị ứng. Và cách xử trí dị ứng thực phẩm hoàn toàn không giống với ngộ độc thực phẩm đâu nhé bạn! Tại sao bị dị ứng, hăm rát ngày 'đèn đỏ'? Những kiến thức mẹ cần biết về dị ứng ở trẻ 5 cách phòng ngừa dị ứng thức ăn ở trẻ

Dị ứng thực phẩm nghĩa là…

Dị ứng thực phẩm được định nghĩa là phản ứng tiêu cực với thực phẩm xảy ra do cơ thể không chấp nhận một loại thực phẩm nào đó. Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau, như ngứa ngáy, nổi mẩn trên da, mề đay, cảm giác co cơ vùng cổ, nhịp tim đập nhanh, khó thở…

Ngoài ra, trẻ có thể bị đỏ bừng mặt, nôn, đau bụng, tiêu chảy y như khi bị ngộ độc thực phẩm nên khiến bạn nhầm lẫn. Một số trường hợp nặng, trẻ có thể đột ngột bị tím tái, không thở được nữa, trụy tim mạch. Trường hợp này là sốc phản vệ và bạn phải có cách sơ cứu, đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay chứ không thể chỉ tưởng là ngộ độc thức ăn được. Nên nhớ, tình trạng dị ứng với thức ăn ở trẻ em chiếm một tỉ lệ cao hơn người lớn, biểu hiện cũng nghiêm trọng và nặng nề hơn người lớn.

Phân biệt dị ứng thực phẩm và ngộ độc thực phẩm 4

Trẻ có thể bị dị ứng những gì?

Câu trả lời là hoàn toàn tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Không giống như ngộ độc thực phẩm nghĩa là thức ăn nhiễm độc và bất cứ đứa trẻ nào ăn vào cũng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc như nhau, dị ứng thực phẩm chỉ mang tính cá thể, tức chỉ có một hoặc một vài trẻ gặp tình trạng này với món ăn nhất định nào đó.

Nếu đi du lịch đến một vùng đất lạ, nếm thử thức ăn ở đây hoặc vừa học cách chế biến món ăn mới mà chưa biết trẻ có khả năng bị dị ứng hay không, bạn chỉ nên cho con ăn thật ít. Trường hợp thấy triệu chứng dị ứng xảy ra, trẻ khó chịu trong người sau khi ăn, cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân xem trẻ bị ngộ độc hay dị ứng. Nếu có thể, hãy hỏi bác sĩ chứ đừng chủ quan đoán mò, xem là không quan trọng. Vì một khi đã phát hiện trẻ bị dị ứng với thực phẩm nào thì bạn cần có một chiếc thẻ nhỏ đeo thường xuyên cho trẻ, trong đó ghi rõ những món trẻ bị dị ứng để người khác biết được, tránh cho trẻ ăn.

Khi đưa trẻ đi học mẫu giáo hoặc bán trú ở cấp 1, phải nói rõ từ đầu với giáo viên, người chăm nom trẻ về những món ăn, món uống khiến trẻ có khả năng bị dị ứng. Đáng sợ nhất của dị ứng thực phẩm là một số trẻ có thể bị sốc phản vệ của cơ thể, gây tử vong. Vì vậy, việc biết rõ con dị ứng với món ăn nào để tránh là việc làm vô cùng quan trọng.

Phân biệt dị ứng thực phẩm và ngộ độc thực phẩm 5

Đừng ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn!

Vẫn biết cha mẹ luôn mong con hay ăn chóng lớn nên nhiều lúc khi thấy trẻ có vẻ khó chịu với món ăn nào đó, cha mẹ thường… ép con ăn, như cách tập để con không ăn khó, không kén cá chọn canh. Nhưng, lời khuyên của bác sĩ là bạn đừng làm điều này một cách thái quá! Hãy để trẻ có sự chọn lựa của chúng. Ví dụ trẻ không thích một món mà bạn cho là giàu canxi, bạn có thể tìm một món khác cũng giàu canxi cho trẻ dùng, chứ không nhất thiết phải ép trẻ ăn cho bằng được những gì bạn muốn.

Cơ thể con người rất kỳ diệu. Con bạn còn nhỏ, nhưng thông thường là cơ thể của bé đã có được sự phân biệt với chuyện bé bị dị ứng gì. Khi trẻ có vẻ khó chịu với một món ăn nào đó, nhất định sẽ phải có nguyên do. Hãy lắng nghe con và học cách điều chỉnh để tốt nhất cho con. Những thực phẩm dị ứng dễ gặp là hải sản, trứng, sữa bò tươi… Với những thứ này, nên cho con ăn từng ít một và quan sát xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào. 

Tags:

Bài viết liên quan