Mẹ&Con - Theo các chuyên gia tâm lý, khi trí não phải hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn đến sự rối loạn tâm trí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thần kinh. Để con có trí nhớ và học tốt hơn xin đừng ép con làm bài tập về nhà Trẻ vẫn miệt mài bài tập tối dù Bộ cấm giao bài Không được giao bài tập về nhà cho trẻ học 2 buổi trên ngày

Ba mẹ nào cũng muốn con cái học tập chăm chỉ nên dường như hiện nay, người lớn chúng ta ai cũng cố bắt em con mình “học, học và học” mà không quan tâm đến cảm xúc của chúng thế nào. Học bài không xấu, nhưng nếu bị ép học quá nhiều trẻ sẽ ra sao? 

Giảm thị lực, gia tăng các bệnh về mắt

Cận thị là căn bệnh mà nhiều trẻ em mắc phải nhất. Khi bạn bước chân vào một lớp học có 30 em thì 2/3 trong số đó phải đeo mắt kính dày cộm đi học là điều… hết sức bình thường. Ngoài cận thị, viễn thị và loạn thị cũng là hai trong số các loại bệnh thường gặp về mắt. Trẻ bị ép học quá nhiều và không có thời gian dành cho mắt nghỉ ngơi sẽ khiến đôi mắt càng ngày càng yếu đi, mờ dần…

Phải làm sao trong trường hợp này?

Học bài ở nơi có đầy đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt tới sách vở phải từ 30 cm trở lên. Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin A tốt cho đôi mắt của con như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, dầu cá… vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, nhỏ dung dinh dưỡng mắt để tránh khô mắt…

Giảm sức đề kháng

Những tác hại của việc trẻ bị ba mẹ ép học quá nhiều 3

Trẻ bị ép học quá nhiều dễ suy giảm sức đề kháng – Ảnh minh họa

Những đứa trẻ được gọi là “mọt sách” có một đặc điểm chung là vì mải mê học tập mà quên đi việc ăn uống, nghỉ ngơi, hoạt động thể chất… Điều này sẽ dẫn đến kiệt sức do thiếu chất, mệt mỏi. Nếu để lâu, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm khiến cơ thể yếu đi, dễ mắc bệnh…

Phải làm sao trong trường hợp này?

Chăm học là việc tốt, thế nhưng ngoài việc chú tâm vào sách vở ba mẹ cần dành cho con một khoảng thời gian để chúng có thể nghỉ ngơi, thư giãn bằng các hoạt động như chơi thể thao, nghe nhạc hay thậm chí là đi dạo ngoài trời, chơi với thú cưng…. Cân bằng giữa việc học và chơi sẽ giúp trẻ phát triển cả về trí tuệ lẫn tinh thần, thể chất.

Mắc các bệnh về cột sống

Tư thế ngồi học không đúng sẽ dẫn đến các bệnh về cột sống như vẹo cột sống, cong cột sống… Kéo dài như vậy một thời gian trẻ sẽ bị thoái hóa cột sống, mất nước đĩa đệm, gai cột sống, gai cốt sống khi trưởng thành. Chưa cần nói tới mức độ quan trọng về sức khỏe, riêng hậu quả về dáng đi cũng khiến trẻ thiếu tự tin sau này.

Phải làm sao trong trường hợp này?

Khi ngồi học, ba mẹ cố gắng hướng dẫn bé ngồi đúng tư thế. Không nằm ngả ngón ra bàn, trên giường… Kích thước bàn học phải phù hợp với chiều cao của bé, khi măng cặp sách không nên đeo lệch về một bên…

Mắc các bệnh về thần kinh

Theo các chuyên gia tâm lý, khi trí não phải hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi sẽ dẫn đến sự rối loạn tâm trí. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thần kinh. Căn bênh này thường gặp nhiều nhất vào mùa thi, chuyển giao từ cấp 3 lên đại học.

Phải làm sao trong trường hợp này?

Không nên “cắm đầu cắm cổ” vào sách vở, hãy nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều hơn. Đây cũng là một trong những cách học cọ xát thực tế rất hiệu quả. IQ rất quan trọng nhưng “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

Tags:

Bài viết liên quan