Mẹ&Con - Có iPad mới chịu ăn cơm. Mở iPad mới chịu ngoan ngoãn ngồi im không quấy khóc. Từ bao giờ không biết, không ít người xem iPad như công cụ để “dỗ trẻ” mà không biết đến những tác hại ở đằng sau. Trẻ rất dễ coi phim sex trên điện thoại Tác hại của việc để trẻ sớm xài đồ công nghệ Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Vào quán cà phê, bạn lắm lúc ngạc nhiên khi thấy các bậc phụ huynh để tiện ngồi nói chuyện với bạn bè, muốn giữ bé “trật tự yên lặng” thì… đưa ngay cho cục cưng cái iPad. Trẻ con nhiều khi mới 2-3 tuổi, nhưng suốt ngày đã biết dán mắt vào iPad. Có iPad mới chịu ăn cơm. Mở iPad mới chịu ngoan ngoãn ngồi im không quấy khóc. Từ bao giờ không biết, không ít người xem iPad như công cụ để “dỗ trẻ” mà không biết đến những tác hại ở đằng sau.

Dưới 6 tuổi, có nên tiếp xúc sớm với “công nghệ”?

Giáo sư, nhà tâm lý học người Đức Werner F.Singer cho biết, tình hình trẻ nhỏ tiếp xúc quá sớm với laptop, điện thoại di động, rồi gần đây là iPad đã lan rộng ra trên toàn thế giới. “Tác dụng” rõ rệt nhất mà phụ huynh nhận được lúc đầu là trẻ trở nên “ngoan ngoãn”, ít hiếu động loay hoay suốt ngày nên ba mẹ cũng… dễ thở được một tí, có thêm thời gian tập trung cho công việc, những việc nhà, cho việc nghỉ ngơi.

Quả là… rất lạ, bình thường bé yêu của bạn luôn miệng: “Mẹ ơi… mẹ à…”, lấy cho con cái này, chơi với con trò kia, chạy tới chạy lui không ngừng khiến mẹ trông con một buổi thôi còn mệt hơn cả đi làm. Thế mà chỉ cần đưa cho con cái iPad, mở game, mở clip nhạc, cho con chạm chạm tay vào, bé thích thú và say sưa ngay với trò chơi “công nghệ”. Một đứa trẻ dưới 6 tuổi có thể ngồi yên hàng tiếng đồng hồ liền chỉ để chơi game trên iPad hoặc xem các chương trình phim hoạt hình, ca nhạc mẹ mở cho trên laptop. Không ít mẹ còn cảm thấy loáng thoáng tự hào, khoe với khắp mọi người rằng “thằng cu con nhà em mới bé tí ti mà đã biết tự sử dụng laptop / iPhone / iPad, biết tắt mở đúng cách, biết mở đúng game mình thích luôn rồi!”.

Nhiều tác hại khôn lường khi mẹ "dỗ con" bằng IPad 5

Nhưng tác hại đằng sau là gì? Bạn có biết một thông tin đáng ngại rằng một số nghiên cứu gần đây nhất trên thế giới đã chứng minh: Trẻ dưới 6 tuổi tiếp xúc quá sớm, quá nhiều với “công nghệ”, càng rành rẽ về iPhone, iPad, laptop… bao nhiêu thì càng dễ bị suy giảm trí lực, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp bình thường cũng theo đó mà ảnh hưởng?

Thực tế, về mặt tâm lý học, trẻ tương tác với “đồ chơi công nghệ” quá sớm và quá nhiều sẽ làm giảm sút đi sự hứng thú với thế giới chân thật bên ngoài. Các thiết bị điện tử, công nghệ nói trên cũng không thể thay thế những con người và cảnh vật, con vật xung quanh, để trẻ học hỏi những điều mới mẻ. Đừng quên rằng ở độ tuổi dưới 6 tuổi, những “kỹ năng sống” quan trọng nhất trẻ cần phải biết là nhận thức càng đầy đủ và phong phú về thế giới xung quanh càng tốt. Trẻ cũng sẽ phải vận dụng những ứng xử linh hoạt trong các hoàn cảnh thực tế khác nhau. Và chắc chắn, điều đó không thể được “dạy” chỉ qua những tương tác, trò chơi trên iPad.

Tổng thời gian của trẻ là có hạn, nếu một đứa trẻ tiêu nhiều thời gian trong trò chơi điện tử, đương nhiên như thế sẽ giảm bớt thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ với những người bạn khác, vì thế nhất định ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trí lực trẻ. Đây là điều mà phụ huynh chắc chắn cần phải lưu ý. Nếu thời gian con bạn “chơi” với chiếc iPad kéo dài trên 30 mỗi ngày (tính tổng cộng nhiều lần) thì đã là quá… dư cho bé rồi đấy nhé!

Mẹ biết chưa

Chơi với iPad nhiều, trẻ dễ lập dị

Trước 6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho trẻ em thiết lập quy tắc, cảm giác an toàn, nâng cao khả năng ngôn ngữ và khả năng giao lưu xã hội. Những khả năng này đa phần lớn được xây dựng nên từ việc chơi đùa với bố mẹ, bạn bè. Nếu trong giai đoạn này, trẻ em chỉ “đối thoại” với máy thì sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đối với sự trưởng thành của trẻ. Sử dụng iPad quá sớm và trong thời gian kéo dài, sau này lớn lên tính cách của trẻ sẽ trở nên lập dị, không thích giao lưu, cách xử lý vấn đề sẽ luôn xem mình làm trung tâm, là người quan trọng.

Không cấm, nhưng cần tiết chế!

Nhiều tác hại khôn lường khi mẹ "dỗ con" bằng IPad 6

Sẽ là khá cực đoan nếu như bố mẹ đọc xong bài viết này và thực hiện luôn chính sách “cấm vận”, bắt trẻ tuyệt đối không đụng vào những thiết bị, trò chơi “công nghệ”. Thực tế, ở tuổi của trẻ, mọi thứ mới mẻ đều có khả năng kích thích trí não phát triển. Trẻ sinh ra ở thế hệ này sẽ tiếp xúc với “công nghệ” sớm hơn rất nhiều so với anh chị, cha mẹ chúng. Biết dùng các thiết bị này một cách thuần thục có thể mang đến nhiều lợi ích cho quá trình bé học hỏi sau này.

Tiếp xúc với các trò chơi trên các thiết bị công nghệ giúp trẻ sớm có hiểu biết về công nghệ thông tin, mở rộng nhận thức. Thực tế, một số trò chơi trong Iphone, Ipad, SmartPhone giúp trẻ nâng cao trí não. Chẳng hạn như khi chơi trò chém hoa quả, khả năng phản ứng của trẻ được cải thiện đáng kể, trò Angry Bird giúp trẻ tìm cách phối hợp giữa sức lực và phương hướng…

Một số bậc phụ huynh cho biết, sử dụng máy tính bảng cho con tập tô chữ, vẽ tranh, đánh vần, nhận biết kiến thức tự nhiên qua hình ảnh dễ dàng hơn nhiều so với dùng sách, truyện hay tranh ảnh giấy như trước; và trẻ cũng hứng thú hơn. Do đó, nhiều gia đình sẵn sàng đầu tư loại thiết bị này như một phương tiện bổ trợ hữu hiệu trong việc rèn con chơi và học tại nhà.

Tuy nhiên, nên cố gắng đừng để trẻ dưới 3 tuổi tiếp xúc với iPad hơn 20 phút/ngày, trẻ 3-6 tuổi cũng chỉ nên hạn chế ở mức độ 30 phút. Và tốt nhất là nếu như trẻ muốn chơi, vẫn phải có người ngồi cùng, chơi cùng với trẻ, đừng thả “tự do” cho bé một mình với “thiết bị công nghệ” chỉ để bố mẹ được rảnh tay rảnh chân làm việc khác.

Nhiều tác hại khôn lường khi mẹ "dỗ con" bằng IPad 7

Lưu ý thêm rằng về mặt sức khỏe thể chất, việc sử dụng iPad sẽ khiến cổ của bé hay cúi thấp xuống nên rất dễ gây ảnh hưởng đến cổ, sống lưng, tạo áp lực cho vùng cổ và cơ vai. Ở Trung Quốc, nhiều trẻ nhỏ đã gặp vấn đề về cổ do sử dụng iPad quá nhiều. Điển hình là một cậu bé 7 tuổi đã phải nhập viện vì đau cổ và đau đầu nghiêm trọng. Khi chụp X quang, bác sĩ cho biết cậu bị vẹo cột sống. Nguyên nhân được cho là cậu bé nghiện chơi game trên iPad và sử dụng chúng trong một thời gian dài. Cậu bé này rất thích sử dụng iPad và thường ngủ khi ôm iPad trên tay.

Không chỉ ảnh hưởng đến sống lưng, cổ, nếu sử dụng iPad lâu, dán mắt quá tập trung vào màn hình, thị lực (vốn còn non yếu và chưa hoàn thiện ở trẻ nhỏ) sẽ dễ bị ảnh hưởng. Trẻ có thể bị cận thị từ rất sớm, có khi chỉ mới vào lớp 1.

Như vậy là đã rõ, bản thân việc cho trẻ tiếp xúc với “công nghệ” không có gì xấu. Nhưng quan trọng là bố mẹ phải tiết chế được cho trẻ, chỉ cho bé khám phá, tìm hiểu để “thỏa trí tò mò” và nhạy bén sớm với các thiết bị hiện đại này. Không nên dùng iPad, iPhone như dụng cụ để dụ trẻ chơi, ngồi yên, chịu ăn… Vì như thế, sẽ đến lúc bạn phải mất thêm thời gian để “cai nghiện” cho con đấy!

 

 

 

Tags:

Bài viết liên quan