Nấu ăn dặm cho bé 7 tháng cực kỳ quan trọng trong việc nuôi trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, đây là thời điểm bé đã qua giai đoạn 6 tháng chỉ uống sữa và cần nạp nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Nhưng liệu mẹ đã nắm được hết những điều quan trọng khi bắt đầu nấu ăn dặm cho bé hay chưa? Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu nhé!
Những loại thực phẩm rất tốt khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng
Rau củ, trái cây
Rau củ, trái cây sẽ giúp bổ sung khoáng chất, chất xơ và vitamin cho bé yêu. Nhờ đó, bé không chỉ chóng lớn mà cũng rất khỏe mạnh.
Khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng, đối với rau củ, các mẹ cần nấu kĩ và nghiền nhuyễn ra cho bé. Mẹ nên tập cho bé ăn dạng đồ ăn vụn, nghiền nát hoặc vo thành những viên nhỏ cho bé dễ nuốt. Đối với trái cây, các loại trái cây mềm như đu đủ, chuối, dưa thì mẹ có thể nghiền nhỏ để bé có thể dễ ăn. Nấu ăn dặm cho bé 7 tháng với các loại trái cây có tép thì có thể cho bé ăn trực tiếp từng tép nhỏ như bưởi, quýt hoặc pha thành nước trái cây như cam.
Riêng các loại nước ép thì các mẹ nhớ pha loãng với nước lọc để tránh việc axit có trong những loại trái cây này làm bé bị đau bụng và không tốt cho dạ dày của bé. Bên cạnh đó, những loại trái cây cứng hơn thì các mẹ nên cắt thật nhỏ, loại bỏ hạt nếu có hoặc xay cùng với sữa một lượng vừa phải trước khi cho các bé ăn.
Các loại rau tốt cho bé 7 tháng khi bắt đầu ăn dặm như :
- Cà rốt
- Bí đỏ
- Bắp cải
- Măng tây
- Rau bó xôi
- Các loại đậu
- Bông cải xanh, súp lơ
Các loại rau tốt khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng như :
- Lê
- Táo
- Xoài
- Chuối
- Đu đủ
- Dâu tây
- Các loại dưa như dưa hấu, dưa gang,…
- Các loại trái cây có tép như cam, quýt, bưởi,…
Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng (carbohydrate)
Nấu ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, cần chú ý bổ sung nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho trẻ. Những loại thức ăn cung cấp carbohydrate có thể nấu chín rồi sau đó nghiền hoặc trộn thành dạng thức ăn mà bé có thể ăn được như: cháo, viên tròn hoặc pha cùng bột ăn dặm.
Lúc này, trẻ đã có thể ăn được một số loại ngũ cốc dạng nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi hoặc với sữa tươi tiệt trùng (lưu ý là chỉ một lượng vừa phải).
Những loại thực phẩm cung cấp carbohydrate gồm:
- Khoai tây, khoai lang
- Gạo trẻ em, cơm trắng, cháo
- Cháo/ bột yến mạch/ngô
- Bánh mì sandwich
Nhóm thức ăn cung cấp đạm (protein)
Thời điểm 7 tháng là thời điểm thích hợp để mẹ chuẩn bị nấu ăn dặm cho bé 7 tháng với những loại thức ăn có chứa đạm. Đạm có trong thịt, cá, trứng và các loại đậu giúp bổ sung những loại khoáng chất quan trọng cho quá trình phát triển của bé như sắt và kẽm… Những loại thực phẩm chứa nhiều đạm cho bé là:
- Các loại thịt như gà, bò, dê, heo
- Các loại cá béo như cá hồi, cá trích
- Các loại đậu và đậu hũ, trứng gà
Nhóm chế phẩm từ sữa
Các loại thực phẩm từ sữa tiệt trùng như sữa chua béo và pho mát tiệt trùng là những thực phẩm thích hợp cho bé từ khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này, bạn có thể thêm sữa chua nguyên chất hoặc phô mai tiệt trùng vào thực đơn nấu ăn dặm cho bé 7 tháng.
Sữa chua nguyên chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ vì nó không có đường. Thời điểm này những loại sữa tiệt trùng có thể dùng để nấu ăn hoặc trộn với thức ăn để bé dùng nhưng nó sẽ không tốt nếu mẹ cho bé uống trực tiếp.
Loại thực phẩm cần tránh khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng
Muối và đường
Thời điểm dưới 1 tuổi không nên cho trẻ ăn mặn vì lúc này thận của bé chưa hoàn thiện các chức năng như người lớn. Do đó, bố mẹ không nên thêm muối vào thức ăn hoặc nước dùng để nấu đồ ăn cho trẻ. Không sử dụng nước thịt hoặc nước thịt kho vì chúng thường có rất nhiều muối trong đó.
Nếu bạn định cho bé ăn cùng một loại thức ăn với gia đình thì sau đây là những món ăn cần tránh cho trẻ:
- Thịt ba rọi xông khói
- Xúc xích ăn sẵn
- Khoai tây chiên vì thường nó sẽ có muối
- Bánh quy
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn
- Thức uống đóng chai có chứa nhiều đường
Thời gian 7 tháng bé không nên ăn những loại thực phẩm được chế biến sẵn hoặc những thức uống có đường (bao gồm những loại nước hoa quả hoặc đồ uống đóng chai) để tránh bé nạp quá nhiều đường, béo phì, sâu răng…
Mật ong
Mật ong có chứa vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột của trẻ, dẫn đến ngộ độc. Đây là một bệnh rất nghiêm trọng nên mẹ tuyệt đối không sử dụng mật ong khi nấu nướng hay chế biến thức uống cho bé.
Chất béo bão hòa
Mẹ không nên cho bé 7 tháng ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như khoai tây chiên, bánh quy hoặc bánh ngọt… Việc mẹ chủ động kiểm tra các loại thực phẩm trong lúc nấu ăn dặm cho bé 7 tháng sẽ giúp giảm thiểu những thực phẩm chứa chất béo bão hòa.
Các loại ngũ cốc còn nguyên hạt
Các bác sĩ có khuyến cáo rằng không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt vì trẻ có thể bị nghẹn. Chính vì thế mà mẹ không dùng ngũ cốc còn nguyên hạt khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng nhé.
Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại hạt này khi chúng được nghiền nhỏ, xay nhuyễn hoặc đánh nhuyễn như dạng bơ đậu phộng mà thôi.
Chú ý rằng các trẻ dưới 1 tuổi có khả năng dị ứng với những loại hạt ngũ cốc. Nếu bé có triệu chứng hoặc tiền sử về các loại thực phẩm này thì hãy ngừng ăn và đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và xác định xem bé có thể ăn những loại hạt nào khác hay không.
Một số loại phô mai
Phô mai là một loại thực phẩm giàu canxi, protein và vitamin nên mẹ có thể dùng để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé.
Bé có thể ăn phô mai nguyên chất đã được tiệt trùng từ 6 tháng tuổi như phô mai cứng, phô mai tươi và phô mai kem. Tuy nhiên, không phải dạng phô mai nào mẹ cũng có thể nấu ăn dặm cho bé 7 tháng.
Những phô mai dạng phô may brie, camembert hoặc những phô mai sữa dê có công thức để mốc sẽ không tốt cho bé trong thời điểm ăn dặm vì chúng có chứa loại vi khuẩn listeria gây ngộ độc.
Các mẹ hãy kiểm tra nhãn trên pho mát để đảm bảo chúng được làm từ sữa tiệt trùng. Chúng an toàn với trẻ là vì quá trình chế biến đã được nấu chín và tiệt trùng hoàn toàn.
Trứng sống và chín chưa kỹ
Trứng được khuyến khích cho bé khi ăn dặm, nhưng với điều kiện trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Các loại trứng sống như trứng lòng đào hay trứng chín ốp la đều không tốt khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng vì những loại trứng này đều gây hại cho hệ tiêu hóa.
Nước gạo – Sữa gạo
Một số bà mẹ không nhiều sữa nên đã thay thế bằng nước gạo hoặc sữa gạo để thay thế cho sữa mẹ. Điều này hoàn toàn sai lầm vì trong các loại thực phẩm này còn chứa thạch tín tự nhiên không tốt cho trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, ngoài sữa mẹ thì trẻ dưới 1 tuổi chỉ có thể sử dụng sữa công thức hoặc với trẻ đã qua 1 tuổi thì dùng sữa tươi.
Sữa gạo hay nước gạo không nguy hiểm, nếu mẹ chỉ cho trẻ uống 1 hay 2 lần nhưng về lâu dài thì vẫn nên chọn một loại sữa khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Thạch dẻo
Ăn thạch có thể gây ra nguy cơ nghẹt thở ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Theo ước tính của các nhà khoa học, tại Mỹ mỗi giây đều có 1 trẻ vì ăn thạch mà nghẹt thở chết.
Chính vì điều này mà thạch dẻo nguyên khối không phải là món ăn tốt cho trẻ. Nếu các mẹ vẫn muốn cho con ăn thạch thì tốt nhất là hãy thái thật nhỏ để tránh việc bé bị nghẹt thở.
Các loại hải sản có vỏ
Các loại hải sản như trai, nghêu, sò có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng. Vì vậy, tốt nhất là khi bé dưới 1 tuổi thì mẹ không nên nấu ăn cho bé bằng những loại hải sản này.
Một vài loại cá
Ăn cá rất tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ nhưng không phải loại cá nào cũng tốt. Những loại cá như cá kiếm hoặc cá thu có lượng thủy ngân rất cao, ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Chính vì thế mà khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ cần thận trọng trong việc tìm hiểu và lựa chọn những loại cá an toàn như cá hồi, cá trích nhé.
Lưu ý khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng
- Khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ hãy nấu đồ ăn thật mềm và thái thật nhỏ để tránh nguy cơ bé bị nghẹn
- Thực đơn khi nấu ăn dặm cho bé nên đầy đủ các loại ngũ cốc, trái cây, thịt và và rau.
- Mẹ không nên cho bé ăn xúc xích, rau sống, thịt xông khói, kẹo cứng hoặc các loại có kết cấu dính.
- Trước khi có thể ăn dặm hoàn toàn, mẹ nên tập cho bé ăn thử những đồ ăn dạng nghiền nát, vo viên nhẹ hoặc nặn thành hình dạng dễ nuốt.
- Lượng thức ăn cho bé cần duy trì trong 2 – 3 bữa mỗi ngày và mẹ vẫn phải duy trì việc bú sữa mẹ cho đến 24 tháng tuổi, với tối thiểu 800ml sữa mỗi ngày.
- Khi bé vừa ăn dặm và vừa bú sữa thì khả năng các cữ bú sẽ giảm dần. Các mẹ nên đảm bảo lượng thức ăn rắn cho trẻ nếu bé giảm việc bú sữa lại nhé.
Khi nấu ăn dặm cho bé 7 tháng, mẹ cần chú ý những loại thực phẩm tốt và không tốt đến sức khỏe của bé vì những thực phẩm này sẽ quyết định quá trình phát triển của trẻ như Mẹ và Con đã hướng dẫn ở trên nhé. Hãy nhanh tay ghi lại những điều này vào trong sổ tay chăm bé và chúc mẹ áp dụng thành công nhé!