Mẹ&Con - Người ta thường nói "Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Mẹ có biết AQ của trẻ cũng quan trọng không kém IQ và EQ đâu nhé! 10 hành vi, cảm xúc dễ lây lan nhất Lên 3, con thay đổi tâm lý, tính cách

Chỉ số EQ là gì?

EQ là viết tắt của cụm từ “Emotional Quotient” – chỉ số cảm xúc. Hai nhà tâm lý học người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer là những người có công trong nghiên cứu và đưa ra chỉ số EQ vào năm 1996. Những đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Người ta thường nói “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Theo thống kê, chỉ số EQ có thể giúp bé tăng 80% thành công trong cuộc sống sau này trong khi chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ góp phần giúp trẻ tăng 20% thành công.

Muốn con thành đạt hãy giúp bé phát triển chỉ số EQ 4

Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất – Ảnh minh họa

Các cấp độ của chỉ số EQ

1. Nhận biết cảm xúc: Bé có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân và cảm xúc của những người xung quanh.
2. Hiểu được cảm xúc: Bé có khả năng hiểu và đồng cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết được nguyên nhân cũng như hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
3. Tạo ra cảm xúc: Bé có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác, qua đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với họ.
4. Quản lý cảm xúc: Bé có khả năng tự quản lý, làm chủ được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý trong mọi tình huống.

Một số cách mẹ có thể làm để giúp bé tăng cường chỉ số EQ

– Nếu mẹ tung hô và đánh giá con quá cao, điều này sẽ khiến bé trở nên tự kiêu. Ngược lại nếu mẹ đánh giá con quá thấp, điều này sẽ khiến bé trở nên tự ti, nhút nhát. Để cân bằng giữa hai điều trên thì khi con đạt được thành tích to lớn nào đó, mẹ chỉ nên khen ngợi, bày tỏ niềm vui chứ đừng tung hô con quá cao. Khi con làm điều gì đó sai trái hay vấp ngã, thay vì la mắng ba mẹ nên chia sẻ, động viên an ủi, dạy con phấn đấu vượt qua khó khăn.

– Nếu như một người mẹ lúc nào cũng rên rỉ, than vãn, trách móc cuộc đời… chắc chắn con cái ở gần bên cạnh cũng bị “nhiễm” tính cách bi quan ấy. Ngược lại một bà mẹ luôn yêu đời, tươi cười thì nhất định con cái ở bên cạnh cũng được lan truyền tính cách yêu đời, lạc quan trong mọi tình huống.

– Mỗi đứa trẻ đều có những ước mơ khác nhau, giúp con nuôi dưỡng ước mơ cũng chính là xây dựng mục tiêu phấn đấu cho bé sau này. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ đừng áp đặt mục tiêu của mình lên ước mơ của con cái nhé. Khi bé còn nhỏ, ước mơ trong tâm trí non nớt cũng dễ dàng thay đổi theo thời gian, vì vậy mẹ hãy kiên nhẫn theo dõi và ủng hộ con nhé!

– Chia sẻ, bày tỏ cảm xúc với những điều xung quanh là điều rất quan trọng. Không chỉ riêng giữa con người với con người mới cần lòng nhân ái mà ngay cả với cỏ cây, đồ vật, con vật… cũng rất cần được yêu thương. Phát huy cảm xúc của con bằng cách dạy con yêu thương và gìn giữ đồ vật, giúp đỡ người khác và chia sẻ với những người kém may mắn cũng là một trong số những điều mẹ nên làm nếu muốn tăng cường chỉ số EQ cho con.

– Thường xuyên nói chuyện, tâm sự cùng con là cách ngắn nhất mà một người mẹ có thể chạm được tới đáy tim bé. Khi có một “người bạn” tâm đấu ý hợp, chắc chắn bé cũng sẽ không ngại ngùng thổ lộ, chia sẻ những cảm xúc vui buồn, giận hờn, hỷ nộ ái ố của mình. Dựa vào những cung bậc cảm xúc đó mẹ có thể đưa ra lời khuyên, cũng như dạy con điều chỉnh cảm xúc của mình trong từng trường hợp khác nhau.

Tags:

Bài viết liên quan