Mẹ&Con - Khi nghe bé luôn miệng hỏi “tại sao lại thế này?”, “ tại sao lại thế kia?”,… Chúc mừng mẹ, bé yêu đang từng bước chinh phục nấc thang mang tên “thông minh”. Lợi ích từ khả năng bắt chước của bé Những cách dạy bé yêu thú vật Bí mật về chiếc que bé xíu

Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng tỏ ra cáu giận, bực bội. Thay vào đó, hãy cùng bé giải tỏa tính tò mò – nền tảng giúp bé học hỏi, tiếp thu và phát triển toàn diện.

Mẹo xử lý những câu hỏi “tại sao” của bé yêu 3

– Không nên vội trả lời, hãy cho bé cơ hội để suy nghĩ về điều đó. Mẹ có thể đặt câu hỏi: “Thế theo con thì tại sao?”. Nếu bé trả lời đúng, mẹ nên khen để khích lệ sự tự tin trong con lớn dần theo thời gian. Nếu bé trả lời chưa đúng, mẹ nên tiếp tục hỏi “Tại sao con nghĩ vậy?”, qua đó hiểu được cách nghĩ riêng của bé để khuyến khích hay bồi đắp cho bé phát triển. Nếu bé nói: “Con không biết, mẹ nói đi”, mẹ hãy xem đó là cơ hội để giúp con động não: “Mẹ cũng không biết. Hai mẹ con mình cùng nghĩ nhé!”.

– Mẹ có thể không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi, mà nhân đó kể một câu chuyện có nội dung thú vị, giúp bé tự tìm được câu trả lời thích hợp.

– Nếu bé hỏi nhầm lúc mẹ đang quá mệt hay quá bận, mẹ cũng đừng cáu kỉnh hoặc trả lời qua loa. Thay vì vậy, mẹ nên nói: “Mẹ đang bận (mệt), để lúc khác nói tiếp chuyện này con nhé!”. Khi mẹ thành thật, bé sẽ hiểu và thông cảm ngay.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể khuyến khích bé đi hỏi bố, ông, cô giáo… để tạo cơ hội cho bé chủ động tương tác với người khác.

– Nếu bé đã tự khám phá ra câu hỏi thú vị hay cách trả lời cho câu hỏi của mình, mẹ nên khen thưởng, động viên để bé cảm thấy muốn tự học hỏi, tìm tòi và khám phá nhiều hơn.

Tags:

Bài viết liên quan