Nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng
1. Điện thoại bị nóng lúc sạc pin
Khi sạc pin mà điện thoại bị nóng thì đừng lo lắng, đây là hiện tượng bình thường. Quá trình sạc pin nạp vào các phân tử điện làm xảy ra sự lưu chuyển giữa các phân từ ion của dòng điện và quả pin làm nóng dần lên, lan truyền ra thân máy làm chúng ta cảm giác chiếc điện thoại bị nóng lên.
2. Điện thoại nóng khi chạy phần mềm.
Việc chạy liên tục nhiều phần mền quá tải hay chạy nhiều phần mềm cùng một lúc dẫn đến việc phần cứng hoạt động quá tải. Máy hoạt động hết công suất trong thời gian dài làm sinh ra hiện tượng phát nhiệt của các thiết bị phần cứng dẫn đến máy nóng lên theo thời gian, tức là thời gian đầu chạy lâu mới thấy nóng, thời gian sau máy nóng lên nhanh hơn.
3. Điện thoại nóng lên do cường độ hoạt động lớn.
Việc bạn xem phim trong thời gian dài hay chơi game cấu hình mạnh lâu cũng làm cho chiếc điện thoại của bạn hoạt động hết công suất và nóng lên.
Việc chơi game có cấu hình mạnh trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm điện thoại bị nóng (Ảnh minh họa).
4. Điện thoại bị nóng do phần cứng
Điện thoại được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau, vì vậy với từng nguyên vật liệu mà điện thoại bị nóng nhanh hay chậm. Nếu điện thoại được thiết kế trên những vật liệu dẫn nhiệt tốt thì không khí bên ngoài sẽ làm cho điện thoại luôn luôn ở chế độ an toàn. Nếu những nguyên vật liệu dẫn điện kém thì việc máy nóng là chuyện bình thường.
5. Một số nguyên nhân làm điện thoại bị nóng do thói quen sử dụng
Để độ sáng màn hình quá cao.
Ít vệ sinh máy.
Bật 3G/4G/ Wifi liên tục.
Cập nhật phiên bản mới nhất khiến ứng dụng cũ chưa tương thích.
Bỏ điện thoại vào cốp xe hay sử dụng điện thoại ngoài trời ở nhiệt độ cao hoặc ngồi gần các thiết bị điện tử như tủ lạnh, tivi…
Cách khắc phục điện thoại bị nóng.
Điện thoại bị nóng do sạc pin thì tốt nhất hãy để khi sạc xong rồi dùng, tránh trường hợp vừa dùng vừa sạc dẫn đến hiện tượng pin nạp xả liên tục làm cho điện thoại nóng hơn. Hơn nữa, việc vừa sạc pin điện thoại vừa dùng còn làm giảm tuổi thọ của pin, nhanh hết pin.
Không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại (Ảnh minh họa).
Điện thoại bị nóng khi chạy phần mềm thì nên thường xuyên tắt phần mềm không sử dụng. Nếu phần mềm nào không còn sử dụng thì hãy gỡ phần mềm đó đi. Những khi không có nhu cầu sử dụng wifi hoặc 3G thì nên tắt đi sẽ vừa tiết kiệm pin vừa giúp bộ xử lý trung tâm của máy điện thoại không phải hoạt động đến các chức năng khác.
Điện thoại bị nóng do phần cứng thì nên tránh những va quẹt đáng tiếc. Sử dụng các phụ kiện chính hãng đi kèm để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất khi sử dụng máy.
Ngoài ra để hạn chế tình trạng điện thoại bị nóng cần vệ sinh máy thường xuyên đặc biệt là ở những chỗ thoát nhiệt của điện thoại. Khi thấy điện thoại nóng bất thường nên tắt nguồn máy, rồi khởi động lại, để giải phóng ram hoặc đóng ứng dụng nào đó đang bị treo. Không nên bỏ điện thoại vào túi quần, cốp xe, gần các thiết bị điện tử như tủ lạnh, tivi. Lưu ý lựa chọn ốp lưng, nên chọn những chiếc ốp không gây cản trở quá trình tản nhiệt. Tắt các ứng dụng chạy ngầm, tắt 3G/Wifi, giảm độ sáng màn hình, khóa màn hình khi không sử dụng. Nên gỡ các ứng dụng tiết kiệm pin hay giải phóng RAM vì những ứng dụng này cần rất nhiều ram để chạy máy.