Mẹ&Con - Điều bạn lo là suốt từ khi con đi học nhà trẻ, mẫu giáo đến giờ, sự nhút nhát của con vẫn không thể nào cải thiện? 6 tuyệt chiêu dạy bé biết nghe lời Xin con đừng... ngoan Bé rất nghịch và không biết sợ

Sao lúc nào con cũng sợ hãi?

Thực tế, bạn đừng trách con. Việc trẻ nhút nhát, sợ hãi, mất tự tin thường có một phần lỗi bắt đầu từ… cha mẹ! Rất nhiều gia đình Việt Nam chỉ có duy nhất một đứa con, sự chiều chuộng dồn hết vào bé. Ngay từ khi bé còn nhỏ, cha mẹ đã bảo bọc quá mức, không cho trẻ tự làm gì, không cho trẻ tiếp xúc với ai. Con bước đi vài bước khỏi vòng tay mẹ ở trong một quán ăn cũng bị mẹ ngăn ngay lại vì sợ con… té. Con muốn chơi trò chơi cầu trượt thì sợ con lấm bẩn đầy người. Con muốn thử đụng vào một con chó, con mèo con mẹ cũng sợ con bị chó mèo quào, cắn.

me-xu-ly-the-nao-khi-con-qua-nhut-nhat

Cứ thế, từng chút từng chút nhỏ, bạn không biết rằng những hành động đó đang khiến trẻ ngày càng rụt rè, nhút nhát hơn. Khi bước ra môi trường bên ngoài, tức đi học nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ trở nên rất thụ động trước bạn bè. Phản ứng duy nhất của trẻ lúc này là khóc dữ dội và đòi mẹ. Thấy con khóc, mẹ lại càng xót và… cho con về luôn, không đi học nữa. Mẹ hi vọng lớn lên dần thì sự nhút nhát sẽ tan biến. Nhưng đâu có phải là như vậy! Không được đi học mẫu giáo, trẻ càng thiếu kinh nghiệm, càng không biết cách ứng xử giao tiếp. Vì thế, khi đến tuổi bắt buộc phải đi học (vào cấp 1), trẻ trở thành một… “sinh vật lạ” và nhận ra mình khác biệt với bạn bè, nên càng thụ động, càng sợ hãi, rụt rè.

Thực tế, ở các thành phố lớn như TP.HCM, ngày càng có nhiều đứa trẻ được bảo bọc, lớn lên trong… 4 bức tường. Trẻ có thể chơi rất rành trò chơi điện tử, có thể suốt ngày dán mắt vào đĩa nhạc, đĩa phim. Trẻ có thể rất thoải mái với bố mẹ, ông bà, người giúp việc. Nhưng chỉ cần phải bước ra khỏi 4 bức tường ấy, trẻ lập tức thấy không an toàn và để sự rụt rè lấn át.

Thật ra không có đứa trẻ nào mới sinh ra đã… dạn dĩ được. Tâm lý sợ chỗ đông người, sợ người lạ là hoàn toàn bình thường với trẻ. Lần đầu tiên gặp một người lạ hay đến một môi trường mới, đứa trẻ nào ít nhiều cũng có đôi chút sợ sệt, mất tự tin. Theo phản xạ tự nhiên, khi quá “ngợp” trước những sự kiện này, bé sẽ thu mình lại trong thế giới riêng theo từng mức độ khác nhau. Cha mẹ cần phải thật nhạy bén với phản xạ đó của trẻ và giúp con hòa đồng từ từ vào môi trường mới. Một khi đã thấy ổn, trẻ sẽ không còn quá sợ và sẽ rút kinh nghiệm được cho lần kế tiếp của mình. Bằng cách này, sự dạn dĩ sẽ tăng lên dần dần.

Muốn trẻ tự tin: Đừng… ủ ấp con!

Nếu bạn quan sát một bà mẹ phương Tây dạy con, bạn sẽ ngạc nhiên vì sự… “vô tình” của họ. Thấy con ngã, họ chỉ đưa mắt nhìn đứa trẻ tự loay hoay đứng lên, loay hoay nín khóc. Thấy con muốn chạy chơi trong khuôn viên quán cà phê, họ liền tỉnh queo ngồi uống cà phê, để đứa trẻ tung tăng ở ngóc ngách này, ngóc ngách nọ rồi quay lại khoe với mẹ về một khám phá nào đó của mình.

Đấy không phải sự vô tình hay vô tâm, mà thực tế là những bài học tuyệt vời dạy cho trẻ dạn dĩ và phát triển khả năng xử trí tình huống. Bạn đừng lắc đầu bảo rằng: “Nhưng mà mình thương con lắm, mình không thể nào làm như thế được!”. Cái cách mà không ít bà mẹ phương Đông tưởng thương con lại… bằng mười hại con. Đừng tưởng sự nhút nhát rồi sẽ tự nhiên mất dần đi theo thời gian. Những đứa trẻ lớn lên trong cuộc sống khép kín sẽ giao tiếp rất kém, mất đi nhiều cơ hội trong đời, có thể bị trầm cảm hoặc mắc phải một số chứng bệnh về tâm thần.

me-xu-ly-the-nao-khi-con-qua-nhut-nhat

Cha mẹ vì vậy cần hết sức quan tâm đến chuyện hướng dẫn cho trẻ bước ra thế giới bên ngoài càng sớm, càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Trong gia đình, nên giao tiếp thường xuyên với con, không nạt nộ hay áp đặt con mà học cách lắng nghe con, giúp con chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình. Bạn có thể cho con đi dự các buổi tiệc, gặp gỡ bà con họ hàng, cho trẻ làm quen với những em bé dạn dĩ khác để trẻ bắt đầu hình thành các suy nghĩ tích cực. Cũng đừng tự làm thay cho con mọi thứ và bảo bọc con trong vòng tay của mình. Trẻ cần bước ra để trưởng thành! Bạn có thể để mắt quan sát con, giữ an toàn cho con nhưng hãy bình tĩnh nhìn ngắm con tự xử trí những khó khăn mà con mắc phải. Bằng cách này, con bạn lúc nào đó sẽ trở thành một đứa trẻ dạn dĩ, năng động, tự tin đến không ngờ!

Tags:

Bài viết liên quan