Mẹ&Con - Bỗng một hôm bé đột nhiên trở nên lười biếng, không muốn đụng đến sách vở, kết quả học tập giảm sút đáng kể làm bạn thất vọng ghê gớm. Bạn sẽ lo lắng, trách mắng con, nhưng bạn có biết rằng theo tâm lý học đây chính là chứng “Stress học đường”? Vụ bé tự tử vì không có áo mới đến trường: Gia đình không được hỗ trợ vì nghèo "lạ" Trường mầm non trong rừng nơi những đứa trẻ đến trường chỉ để vui chơi 15 điều hay cần dạy bé trước khi đến trường

“Nhận diện” trạng thái tâm lý này ở trẻ

Trước hết, hãy loại trừ các trường hợp trẻ… lười quanh năm suốt tháng. Vậy thì đến ngày thi, bé càng lười là điều… đường nhiên. Stress học đường chỉ phù hợp để gọi trường hợp các trẻ bình thường vốn chăm chỉ, chịu học nhưng thời gian gần đây càng lúc càng thay đổi tình cảm, cảm thấy hốt hoảng, lo âu quá mức với việc đến trường.

Hãy thử xem trong những biểu hiện dưới đây, con bạn có mắc phải trường hợp nào không nhé!

1. Trẻ có cảm giác mệt mỏi suốt ngày
2. Trẻ thường thấy bất an, cáu gắt
3. Trẻ ngủ không ngon, thường ngủ không đủ giấc và hay mơ thấy cảnh… đi thi
4. Trẻ bị nhức đầu
5. Trẻ hồi hộp và buồn nôn
6. Trẻ ăn ít, hoặc cũng có thể là ăn rất nhiều
7. Trẻ thường nói với bạn những câu như: “Sao con ngu quá?” “Con muốn nghỉ học”, “Đi học chán quá”…
8. Có biểu hiện đuối sức khi ở trường
9. Không hoàn thành hết bài tập ở lớp hay ở nhà
10. Quên mang tập vở
11. Không có bạn bè, khép kín và không muốn nói chuyện với mọi người

Nếu bạn thấy con có từ 3 biểu hiện trên trở nên, hãy đọc thật kỹ bài viết này. Lý do bởi vì con bạn rất có thể đang trong tình trạng stress học đường và trẻ cần sự giúp đỡ của bạn. Thay vì lo lắng, quát tháo con đầy bực tức, hãy tìm cách giải quyết vấn đề này. 

Điều gì đẩy trẻ đến tình trạng này?

Hàng năm, đến gần mùa thi tình trạng trẻ strees học đường chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là:

– Trẻ chịu áp lực học hành quá nặng
– Thường xuyên phải đi học thêm, khiến trẻ không thể hoàn tất bài vở trên lớp. Trẻ sợ mình thi rớt, điểm kém
– Trẻ đang bất đồng với thầy cô hoặc bạn bè. Một nỗi khó chịu, mặc cảm nào đó khiến trẻ sợ đến trường và gặp họ

Mẹ ơi, con… ghét đến trường 3

Khi rơi vào tình trạng stress học đường, đứa con lanh lợi thường ngày của bạn bỗng trở nên uể oải và mệt mỏi, mất dần khả năng tập trung. Trẻ thấy rất khó khăn khi tiếp thu bài vở và cũng không còn thoải mái để vui chơi. Nếu tình trạng này kéo dài, không những sức học của trẻ giảm đáng kể mà còn trở nên mất tự tin, dễ rơi vào khủng hoảng. Một số trường hợp cá biệt, trẻ có thể dẫn đến bị tâm thần hoặc có dấu hiệu đòi… tự tử.

Giúp con bằng cách nào?

• Tốt nhất là bạn không bao giờ nên đặt chỉ tiêu cho việc học của con. Không lấy thứ hạng của trẻ ra làm căn cứ khen thưởng. Ví dụ như con được điểm 10 mới mua đồ chơi, con phải đạt học sinh giỏi mới được mua xe đạp… Hãy để trẻ được học một cách thoải mái và vừa sức nhất!

• Ngay khi nhận ra trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, hãy ngồi lại cùng con sắp xếp thời khóa biểu học tập sao cho cân bằng, hợp lý. Trẻ phải được ngủ 8 tiếng mỗi ngày, nếu trẻ học thêm quá nhiều, bạn nên mạnh dạn “cắt” giảm giờ học thêm cho trẻ. Ở độ tuổi của trẻ, sức khỏe là quan trọng hơn hết. Khi có sức khỏe, tinh thần thoải mái trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu bài vở hơn.

• Hướng dẫn con sắp xếp và giải quyết bài vở một cách khoa học. Có nhiều trẻ, dù đã 14 – 15 tuổi nhưng vẫn luôn “hoảng loạn” trước lượng bài vở thầy cô cho về nhà. Trẻ không biết phải giải quyết cái gì trước, cái gì sau, đụng vào đâu cũng thấy rối tinh lên. Bạn hãy giúp trẻ vạch ra những việc cần làm, giải quyết dứt điểm từng công đoạn một.

• Góc học tập của trẻ phải yên tĩnh, tách biệt hoàn toàn với máy nghe nhạc, game, tivi… Vì thế, bạn nên tìm cách để thu xếp cho con có một không gian học thoáng đãng, sáng sủa. Có thể trang trí cho trẻ một ít chậu cây, hoa nho nhỏ, vui mắt trên bậu cửa sổ để thư giãn mỗi lúc căng thẳng.

• Sau mỗi 45-60 phút học hoặc làm bài, hãy yêu cầu trẻ nghỉ giải lao 5 – 10 phút chứ không học liền tù tì. Con có thể đi bộ tới lui, làm vài động tác thể dục ngoài ban công hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng. Với cách học cân bằng và khoa học như thế này, trẻ sẽ thấy đầu óc mình tỉnh táo để tiếp thu cái mới.

• Nên tổ chức cho trẻ học nhóm với nhau. Khi học nhóm, trẻ dễ dàng chia sẻ được nỗi lo lắng (nếu có) của mình, ít bị stress hơn rất nhiều. Tất nhiên, bạn cũng cần để mắt, đề phòng trẻ tụ tập cả nhóm lại để chơi bời, đùa giỡn nhé!

• Cuối cùng, nếu sau chừng đó nỗ lực của bạn mà trẻ vẫn bị tình trạng stress học đường, bạn nên đưa trẻ đến gặp chuyên viên tâm lý cũng như trực tiếp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình trạng của trẻ để có biện pháp phối hợp tốt hơn.

Chúc bé yêu của bạn luôn học giỏi, ngoan ngoãn! 

Tags:

Bài viết liên quan