Mẹ&Con - Mẹ chồng luôn miệng áp đặt người khác mà không hề nghĩ rằng, tôi cũng đi làm 8 tiếng công sở như con trai bà, áp lực công việc cũng đổ lên đầu như nhau… Hà Tĩnh: Mẹ chồng chém nàng dâu 13 nhát để dằn mặt Mẹ chồng đã không thương còn dựng chuyện hãm hại con dâu Mẹ chồng, xin hãy trả con về nơi sản xuất

Vợ chồng tôi yêu nhau từ những năm cấp ba, trải qua 4 năm đại học, ra trường, đi làm thêm hai năm nữa tổng cộng là tròn 10 năm mới lấy nhau. Tới bây giờ khi con trai đã lên 3 tuổi, anh vẫn rất yêu thương và chiều chuộng vợ như ngày đầu mới tán tỉnh.

Đọc đến đây, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ rằng hôn nhân viên mãn như vậy tôi còn than thở nỗi gì? Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, bạn ạ. “Hạt sạn” trong cuộc sống hôn nhân của tôi không phải ở chồng, mà là mẹ chồng. Bà chính là nguyên nhân khiến tôi nhiều lúc khóc không được, cười cũng chẳng xong.

Yêu nhau gần chục năm nhưng số lần tôi đến nhà người yêu chơi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần vì nhà anh khá xa, phần vì tính tôi nhút nhát nên mãi đến gần khi cưới mới qua lại thường xuyên. Chính điều này đã làm tôi “vỡ mộng” về mẹ chồng khi sống chung dưới một mái nhà.

Mẹ chồng bên ngoài niềm nở, vui vẻ là thế nhưng bên trong vô cùng nham hiểm, hay chấp nhặt và coi con dâu thậm chí không bằng osin. Nghe hết những nỗi đau bấy lâu nay tôi phải kìm nén dưới đây, bạn sẽ hiểu.

Nhà chồng tôi có hai anh em, dưới chồng còn một cô em gái cũng trạc tuổi tôi. Vốn được ba mẹ cưng chiều từ nhỏ nên tới giờ nàng ta vẫn lông bông, không việc làm cố định. Trước đây khi chưa có chị dâu, em chồng vẫn lo việc nhà cửa, cơm nước… Vậy mà không hiểu sao khi tôi về làm dâu, em chồng ở nhà rảnh rỗi cả ngày mà không hề đụng tay đụng chân vào việc gì.

Đi làm về đã mệt mỏi, lại phải xuống bếp nấu ăn, dọn dẹp, rửa chén, giặt đồ phục vụ từng đấy người, tới lúc mò được lên phòng nghỉ ngơi, tắm rửa đồng hồ cũng điểm 11 giờ đêm.

Có lần, chồng tôi ở nhà chứng kiến vợ luôn chân, luôn tay. Anh thương vợ nên góp ý nhẹ nhàng với em gái: “Sao trước đây cô chăm làm việc nhà vậy, giờ việc gì cũng đùn đẩy hết cho chị dâu?” Em chồng bù lu bù loa khóc lóc, không biết cô ả lên nói với mẹ chồng thế nào mà hôm sau khi chỉ còn mình tôi ở nhà, bà nói một câu làm tôi á khẩu: “Ở cái nhà này trước giờ anh em nó chung sống hòa bình. Từ ngày có cô, cô không những “cướp” anh trai nó mà còn nói xấu con bé sau lưng để anh em bất hòa. Cô nên nhớ dù sao chúng nó cũng là anh em ruột, vợ thì có thể có hai, ba còn anh em thì chỉ có một mà thôi”.

Mẹ chồng chỉ yêu hai con đẻ của bà 4

Mẹ chồng chỉ yêu con đẻ, không thương con dâu – Ảnh minh họa

Đến chuyện bầu bí, sau khi sinh cu Bin, tôi cấn thai đứa thứ hai. Lần này thai yếu, bác sĩ khuyên nên hạn chế đi lại. Thế nhưng mẹ chồng cũng là phụ nữ, cũng từng trải qua hai lần sinh nở vậy mà bà cố tình không chịu hiểu cho con dâu.

Hàng ngày, tôi vẫn phải xách nước lau sạch căn nhà 4 tầng cao vời vợi. Nhiều lúc mệt, chạy vào phòng nằm thở dốc thì mẹ chồng bĩu môi, nói bóng nói gió rằng con dâu làm nũng để được chồng yêu, chồng chiều.

Thời gian ấy không hiểu sao tôi rất sợ mùi nước rửa chén. Chồng đã cố giúp đỡ tôi bằng cách sau bữa ăn, anh rửa chén còn tôi lau khô chén bát và cất vào tủ mà mẹ chồng cũng không hài lòng. Bà nói tôi làm khổ con trai bà, “thằng nhỏ đã vất vả cả ngày, cô còn bắt nó làm hết việc này đến việc khác…”

Mẹ chồng luôn miệng áp đặt người khác mà không hề nghĩ rằng, tôi cũng đi làm 8 tiếng như con trai bà, cũng áp lực công việc đè nặng lên vai… Anh chỉ giúp tôi một việc cỏn con bà đã quặn thắt lòng. Còn tôi bụng mang dạ chửa nghỉ mệt cũng bị coi là biếng nhác, làm nũng là cớ làm sao?

Thời tiết dạo này mưa nắng thất thường, ai tan sở mà chẳng muốn chạy thật nhanh về nhà với chồng, với con? Vậy mà duy chỉ có một buổi chiều trời mưa tầm tã, quên không mang áo mưa nên tôi nán lại công ty, về trễ so với ngày thường chưa đến 1 tiếng đồng hồ mà lúc bước chân vào cửa, mẹ chồng đã chửi bới xối xả: “Đàn bà có chồng có con, đi làm không tranh thủ về sớm còn la cà, tụ tập!”

Lúc đó, nếu không có bố chồng can ngăn “trời mưa như trút nước, con về được đến nhà là may lắm rồi. Bà để con tắm rửa, thay đồ cho khỏi lạnh rồi nói gì thì nói”… chắc chắn cả buổi tối hôm đó mẹ chồng sẽ “ca cải lương” cho cả làng trên xóm dưới thưởng thức miễn phí.

Sang tháng thứ 4, phần vì phải làm việc quá sức, phần vì không may mắn nên tôi bị sảy thai. Suốt 3 ngày nằm viện, lấy cớ ở nhà trông cu Bin rồi bệnh viện hôi hám, xa xôi… mẹ chồng không hề đảo qua ghé thăm con dâu dù chỉ một lần. Mà có phải tôi nằm viện xa xôi đâu, ở đó chỉ cách nhà chưa đầy 5 km.

Mẹ đẻ tôi phải bắt xe hơn 100 cây số từ dưới quê lên chăm sóc con gái. Nhiều lần bà cũng thắc mắc tại sao mẹ chồng không đưa cháu nên thăm? Tôi không nào đâu dám nói sự thật? Chỉ biết đánh trống lảng, nuốt nỗi khổ vào lòng, cười nói cho mẹ yên tâm.

Rồi em chồng cũng lập gia đình. Không biết có phải nhờ phúc của mẹ đẻ hay không mà cô ấy mang thai 3 lần, đều sảy cả 3 lần. Đến lần thứ 4 thụ tinh ống nghiệm, hết cả trăm triệu mới giữ được thai.

Em chồng dữ dằn là thế, vậy mà về làm dâu nhà người cũng bị mẹ chồng đối xử không khác gì người ở. Lấy chồng nhưng một tuần, cô ấy phải chạy về nhà mẹ đẻ trú ngụ 5 ngày. Tôi không phải người thù dai, nhưng nghe mấy người lớn tuổi trong xóm bàn tán về chuyện đời trước để phúc cho đời sau, bất chợt tôi thấy nó đúng vô cùng khi áp dụng vào trường hợp mẹ chồng – em chồng của tôi.

Mẹ chồng rất yêu thương cu Bin, cháu đích tôn của dòng họ, nhưng lại không hề có một chút cảm tình nào với người sinh ra nó. Tôi đi làm, có kinh tế riêng mà còn bị mẹ chồng soi mói như thế. Không biết nếu tôi ở nhà làm nội trợ, ăn bám chồng như bà thì mọi việc sẽ đi xa đến đâu?

Sống trong căn nhà rộng lớn này nhiều lúc tôi ức chế, muốn dọn ra ở riêng nhưng biết đó là điều không thể vì chồng tôi là con một. Anh có nhiệm vụ phải chăm sóc bố mẹ đến cuối đời. Anh yêu tôi nhưng cũng yêu bố mẹ mình, chắc chắn trong đầu anh không bao giờ có khái niệm “mẹ và vợ cùng rơi xuống nước cứu ai trước”.

Tôi rất yêu chồng, nhưng nếu mẹ chồng càng ngày càng quá đáng, chắc chắn một ngày nào đó tôi sẽ ôm con bỏ đi để xem ai là người đau khổ, ai là người mất cháu? Con giun xéo lắm cũng oằn, con dâu cũng là con người, sức chịu đựng không phải hữu hạn để mẹ chồng muốn làm gì thì làm, muốn ra sao thì ra…

Tags:

Bài viết liên quan