Theo các bác sĩ nhi khoa, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Việc bé thức khuya không chịu ngủ có thể sẽ làm giảm cơ hội tăng trưởng chiều cao và kích thích trí não phát triển.
Do đó, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý đến giấc ngủ của con, đảm bảo trẻ ngủ đủ và ngon giấc.
Trẻ nhỏ nên ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất?
Như đã nói, giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu trẻ sớm được thiết lập thời gian ngủ hợp lý, đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ sâu sẽ có cơ hội phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngược lại, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, biếng ăn tâm lý ở trẻ, sức khỏe sa sút, tụt cân…nếu bé thức khuya không chịu ngủ, không tuân thủ thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Theo các chuyên gia, trẻ ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có thời gian ngủ trong ngày khác nhau, cụ thể:
- Trẻ sơ sinh nên ngủ từ 16 đến 20 tiếng/ ngày
- Trẻ từ 6 tháng nên ngủ từ 13 đến 14 tiếng/ ngày
- Trẻ em trong độ tuổi từ 1-3 tuổi nên ngủ 12 tiếng/ ngày
- Trẻ em trong độ tuổi từ 3-6 tuổi nên ngủ 11- 12 tiếng/ ngày
- Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ đủ 10-11 tiếng/ ngày
- Đối với trẻ em trên 12 tuổi nên ngủ đủ 9 tiếng/ ngày.
Lợi ích của việc ngủ đủ giấc
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, việc tập đi ngủ sớm trong khoảng từ 20h – 21h cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng. Đối với những trẻ ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài và liền mạch hơn (từ 4-5 tiếng). Điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cụ thể, cơ thể của những trẻ có thói quen đi ngủ sớm và ngủ sâu giấc sẽ phóng thích ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, việc ngủ sớm còn giúp các cơ quan trong cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một ngày dài hoạt động, giúp cho trí não trẻ phát triển…
Chính vì thế, phụ huynh cần chú ý cải thiện nếu bé thức khuya không chịu ngủ. Bởi đây sẽ gây ra tình trạng bé chậm tăng cân và phát triển chiều cao…
Nguyên nhân khiến bé thức khuya không chịu ngủ
Do chưa được thiết lập thói quen ngủ
Việc xây dựng một thời gian biểu hợp lý cho trẻ ngay từ sớm là vô cùng cần thiết và quan trọng. Các chuyên gia đã kết luận rằng, những em bé ăn, ngủ, vui chơi, tắm rửa…không theo một lộ trình khoa học và nhất quán sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, dễ gây mất ngủ vào ban đêm.
Do ban ngày ngủ quá nhiều
Giấc ngủ trưa đối với mỗi trẻ ở độ tuổi khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Do đó, phụ huynh nên lưu ý chỉ nên cho con ngủ trưa trong khoảng thời gian vừa phải. Bởi nếu bé ngủ trưa quá nhiều, có thói quen ngủ ngày hoặc ngủ sát giờ ngủ đêm…sẽ khiến bé thức khuya không chịu ngủ vào ban đêm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài của bé.
Do hưng phấn thần kinh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bé thức khuya không chịu ngủ vào ban đêm còn do trước khi ngủ bé đã tham gia nhiều các hoạt động vui chơi, giải trí thú vị. Điều này ít nhiều khiến thần kinh của trẻ có thể bị hưng phấn kéo dài, dẫn tới tình trạng khó có thể rơi vào giấc ngủ.
Do mọc răng hoặc gặp các vấn đề thể chất khác
Bé thức khuya không chịu ngủ thường gặp ở những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Theo đó, trẻ em ở thời điểm này thường cảm thấy khó chịu, đau nhức ở răng miệng, dẫn tới việc khó ngủ và hay quấy khóc.
Bên cạnh đó, nôn trớ ở trẻ sơ sinh, nhiễm trùng tai, cảm cúm cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa (đau bụng, no hơi, đầy bụng, táo bón…) cũng là những đối tượng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị mất ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, đối với những trẻ gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác như chuyển từ bú sữa sang ăn dặm…cũng có nguy cơ gián đoạn giấc ngủ, khó ngủ.
Bé thức khuya không chịu ngủ do đói
Một nguyên nhân thường thấy nhất khiến bé thức khuya không chịu ngủ là do…đói. Cụ thể, bé có thể bị gián đoạn giấc ngủ và thức dậy vào giữa khuya để đòi bú, đòi ăn…Do đó, các bậc phụ huynh cần xác định đó là do bé đói, hay chỉ là bé thích bú về đêm vì sợ xa mẹ…để sớm tìm cách khắc phục, nhằm cải thiện giấc ngủ cho trẻ.
Bé thức khuya không chịu ngủ do tã bẩn
Việc trẻ tè dầm, đi ị trước khi ngủ nhưng không được thay tã cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu, và khó đi vào giấc ngủ.
Do quá nóng hoặc lạnh
Theo các chuyên gia, nhiệt độ là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ. Việc thời tiết, nhiệt độ phòng nóng hoặc lạnh quá sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Nếu bé thức khuya không chịu ngủ, các bậc phụ huynh hãy thử kiểm tra điều hòa có đang mở quá thấp, hoặc kiểm tra quần áo mặc cho bé có quá nhiều hay không…để đảm bảo nhiệt độ luôn ở trạng thái thích hợp nhất để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu.
Làm gì khi khi bé thức khuya không chịu ngủ?
Để cải thiện tình trạng bé thức khuya không chịu ngủ, các bậc phụ huynh cần lưu ý những phương pháp sau:
Đối với trẻ sơ sinh
Thông thường, các bé dưới 3 tháng thì thường có thói quen thức dậy vào ban đêm để bú, sau 3 tháng (hoặc sớm hơn) các bé mới có khả năng nạp đủ năng lượng và từ đó có thể ngủ xuyên đêm. Chính vì thế ở giai đoạn này, các mẹ nên để báo thức, thức dậy trước 1 giờ sáng để cho bé bú trước khi bé thức dậy, tránh làm gián đoạn giấc ngủ của con.
Để hạn chế tình trạng ngủ ngày, thức đêm, vào buổi sáng các mẹ không nên để bé ngủ quá 8 giờ đồng hồ. Các mẹ nên đánh thức bé dậy, cho bé đi chơi, ăn uống…Vào ban ngày, đặc biệt là buổi trưa, các mẹ không nên để bé ngủ một giấc quá 3 giờ đồng hồ, thay vào đó nên chơi với bé nhiều hơn để hạn chế tối đa tình trạng ngủ ngày của bé.
Nếu bé thức khuya không chịu ngủ, khó ngủ hay quấy khóc, bố mẹ cần massage nhẹ nhàng, vỗ về để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Không để trẻ đói trước khi đi ngủ.
Kiểm tra nhiệt độ phòng thích hợp.
Đối với trẻ từ 1-3 tuổi
- Không cho trẻ ăn hoặc uống các loại thực phẩm có thành phần caffeine như chocolate..vào chiều tối.
- Cho bé vào giường, tắt đèn khi bé còn thức. Tránh việc ru bé ngủ xong mới cho bé vào giường để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của bé.
- Từ sớm, tập cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ. Tạo thời gian biểu khoa học, hợp lý và tuân theo một cách nghiêm ngặt.
- Tập cho các bé ngủ riêng từ sớm.
- Trang bị nhiều gối ôm, gấu bông…xung quanh bé, để giúp bé giảm cảm giác thiếu bố mẹ từ đó yên tâm ngủ ngon hơn. .
- Trước khi đi ngủ, cho trẻ tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp trẻ thư giãn, dễ chịu và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Bố mẹ có thể đọc truyện cho trẻ nghe trước khi ngủ. Khi đọc, cố gắng giữ giọng đều đều và nhỏ nhẹ, điều này sẽ khiến trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Hy vọng, thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có cài nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân khiến bé thức khuya không chịu ngủ. Từ đó sớm có cách thức can thiệp phù hợp, sớm cải thiện tình trạng này cho bé, giúp bé phát triển một cách toàn diện trong tương lai.