Mẹ&Con – Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời gian đầu mang thai. Cứ 100 phụ nữ mang thai thì có đến 80 người bị ốm nghén. 10 mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả Dinh dưỡng sau ốm nghén Đừng lo ốm nghén

Câu hỏi “Mẹ bầu ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?” chắc chắn sẽ là băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ khi đang mang thai. Hãy cùng Mẹ &Con tìm hiểu để xem ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào nhé!

Ốm nghén trong thời gian mang thai là tình trạng phổ biến. Các triệu chứng có thể là buồn nôn, nôn, chán ăn…Đối với những phụ nữ bị ốm nghén, những triệu chứng này thường đi cùng nhau. Những triệu chứng này thường sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu hoặc sau tháng thứ 5 của thai kỳ.

Mặc dù nghén được coi là một phần của thai kỳ khỏe mạnh. Khi mẹ bị ốm nghén nhẹ thì thai nhi vẫn có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là mẹ bầu cần có những cách làm giảm triệu chứng ốm nghén của mình để vấn đề dinh dưỡng cho thai nhi được cải thiện hơn. Tuy nhiên, nếu để lâu, buồn nôn kéo dài có thể không đáng ngại nhưng nôn quá nhiều có thể khiến thai phụ không thể tiêu hóa được thực phẩm, yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, đây là biểu hiện của chứng nôn nghén nặng. Tình trạng này thường không gây hại cho thai nhi nếu được xử lý kịp thời, nhưng nó có thể khiến người mẹ yếu và dẫn tới mất chất điện giải và muối.

Mẹ bầu ốm nghén ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? 5Ốm nghén được coi là một phần của thai kỳ khỏe mạnh (Ảnh minh hoạ).

Khi bị ốm nghén nặng, nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan thì tuyệt đối không nên lơ là vì ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi. Ốm nghén nặng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén. Tỉ lệ mẹ bầu mắc ốm nghén nặng chiếm khoảng 10% tổng số người ốm nghén. Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Thai nhi có thể nhẹ cân hoặc chết lưu.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng ốm nghén và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?

– Chia nhỏ bữa ăn. Ăn nhiều bữa trong ngày. Nên ăn ở những thời điểm ít các triệu chứng ốm nghén nhất.

– Ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nên uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ, giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn.

– Uống nhiều nước. Uống nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Khi buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi sẽ làm dịu cơn nghén.

Mẹ bầu ốm nghén ảnh hưởng thế nào đến thai nhi? 6Uống nhiều nước cũng là một cách để mẹ bầu giảm cơn nghén (Ảnh minh hoạ).

– Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng. Ăn một số thực phẩm giàu dinh dưỡng và có tác dụng làm dịu tình hình ốm nghén như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu nhiều tinh bột, các loại bánh tây nhạt, không hoặc ít đường, các món ăn chứa carbonhydrate phức tạp với protein trong thịt nạc, cá… Ăn các món ăn yêu thích. Tránh những thực phẩm cay, nóng, gây đầy bụng, khó tiêu. Tránh xa các món ăn có mùi vị gây buồn nôn hoặc những nơi có nhiều mùi.

– Nên ăn nhiều hoa quả và các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi pha với mật ong.

– Ngủ bất cứ lúc nào có thể.

Lưu ý: Nếu bạn bị nôn nhiều hơn 4-5 lần/ngày, không thể ăn uống được bất cứ thứ gì, cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bị giảm cân, nôn kèm máu… hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để phục hồi cân bằng điện giải, tránh để tình trạng này kéo dài quá lâu có thể khiến người mẹ mệt mỏi.

Nhìn chung, việc ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi nếu đó là trường hợp nghén nặng, kéo dài. Đối với trường hợp ốm nghén nhẹ sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi ngay cả khi mẹ phải điều trị y tế.

Tags:

Bài viết liên quan