Mẹ&Con - Có đôi lúc bạn luôn không cảm thấy đói và hầu như không muốn ăn bất cứ thứ gì trong suốt một ngày dài? Đừng xem nhẹ tình trạng này vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm đấy. Một vài mẹo hay để cải thiện chứng biếng ăn của bé Mẹ biết gì về chứng 'biếng ăn kéo dài' ở trẻ? Những căn bệnh ung thư từ thói quen hàng ngày

Cơ thể con người cần năng lượng thông qua chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Nếu bạn không cảm thấy đói, chán ăn điều đó có nghĩa cơ chế ngon miệng không hoạt động tốt.

Nếu lâm vào tình trạng này, rất có thể bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích. Khi đau ở bụng, hoặc bị các vấn đề về đường ruột, bạn sẽ không cảm thấy muốn ăn gì. Trướng bụng, đầy hơi cũng ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn. Vì vậy, hãy tránh xa các chất kích thích và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. Dưới đây, Mẹ&Con sẽ liệt kê ra một số căn bệnh có thể mắc phải nếu biểu hiện trên kéo dài:

1. Thỉnh thoảng chán ăn cùng với các triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn và tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về gan. Hãy tới bệnh viện kiểm tra, loại trừ khả năng bị suy gan.

2. Ngay cả nhiễm trùng nấm miệng cũng giết chết sự ham muốn ăn uống của bạn. Khi rơi vào tình huống này, bạn không thể cảm nhận độ ngon dở của thực phẩm.

3. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Kiểm tra xem bạn có đang bị thiếu sắt, hoặc vitamin B12 không nhé!

chán ăn

Người lớn chán ăn? Đừng xem nhẹ, đó có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

4. Chán ăn, không muốn ăn còn là dấu hiệu cho thấy lượng tế bào hồng cầu của bạn thấp. Một số triệu chứng có thể đi kèm như: mệt mỏi, táo bón, chảy máu nướu…

5. Tâm trạng không thoải mái, bị stress cũng là nguyên nhân hạn chế sự thèm ăn, chán ăn. Thư giãn hoặc nâng cao tâm trạng của bạn thông qua tập thể dục, du lịch… Những điều này sẽ làm làm giảm lo lắng và bình thường hóa sự thèm ăn trở lại.

6. Việc giảm cân cấp tốc không chỉ hại da, hại sức khỏe mà nó còn khiến cơ thể hụt hẫng, không quan tâm đến việc ăn uống.

7. Nghĩ lại xem mình có đang dùng thuốc không? Đôi khi, tác dụng phụ của một số loại thuốc sẽ làm bạn không thiết tha ăn uống. Tiêu biểu như kháng sinh và hóa trị chẳng hạn.

8. Căn bệnh ung thư dù chỉ là tiềm ẩn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vị giác. Khi khối u phát triển, chúng cản trở sự thèm ăn. Điều này hoàn toàn đúng với ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy và thậm chí là ung thư buồng trứng.

9. Ngoài ra trí nhớ kém, mất trí nhớ tạm thời và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim cũng không loại trừ là nguyên nhân dẫn đến chán ăn. Người già trên 65 tuổi lâm vào tình trạng này, cần tới bệnh viện khám để phòng ngừa và điều trị nhé!

Tags:

Bài viết liên quan