Táo bón là một hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và “Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?” là câu hỏi gây đau đầu rất nhiều. Điều này xuất phát từ nỗi lo rằng nếu không rặn thì không thể đẩy được khối phân ra ngoài, làm cơ thể khó chịu, nhưng rặn quá mạnh thì lại sợ tác động lên bé con trong bụng.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ đi tìm lời giải đáp liệu rằng mẹ bầu bị táo bón có nên rặn và cả những thói quen tốt để phòng ngừa táo bón thai kỳ.
Hiểu thế nào về chứng táo bón thai kỳ?
Để trả lời cho mẹ bầu bị táo bón có nên rặn, chúng ta cần khai thác những thông tin liên quan đến vấn đề này. Rặn khi táo bón là điều khó tránh khỏi.
Trong khi, táo bón lại là tình hình chung của nhiều thai phụ nên câu hỏi mẹ bầu bị táo bón có nên rặn được quan tâm là điều dễ hiểu. Táo bón thai kỳ xảy ra khi mẹ đi nặng ít hơn hoặc chỉ tối đa 3 lần một tuần, phân trông khô cứng hơn bình thường và phải rặn mạnh mới ra. Có rất nhiều nguyên nhân làm mẹ bầu táo bón, nhưng phổ biến nhất vẫn là:
- Nội tiết tố thay đổi: Nồng độ hormone progesterone thay đổi khi mẹ mang thai thường làm giảm chức năng nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn trong ống tiêu hóa, tăng khả năng bị táo bón.
- Dùng thuốc, thực phẩm bồi bổ: Một vài loại thuốc như thuốc chống ói, thuốc chống trào ngược hay những thực phẩm bồi bổ như viên uống bổ sung sắt, canxi, vitamin tổng hợp,… cũng có thể làm nghiêm trọng chứng táo bón cho thai phụ.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Việc ăn ít các thực phẩm giàu chất xơ và ít vận động khi mang thai cũng vô tình gây ra chứng táo bón cho mẹ bầu.
Ngoài trả lời cho mẹ bầu bị táo bón có nên rặn, việc khó đi nặng cũng đủ làm mẹ nhức đầu vì nó là tiền đề của nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại sau:
- Mẹ bầu luôn mệt mỏi vì chứng táo bón, thậm chí là bị chuột rút thường xuyên hơn.
- Tính khi mẹ bầu thay đổi: Dễ cáu gắt hơn, hay stress khi mang thai.
- Mẹ dễ mắc một số bệnh lý như: Nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, sưng tĩnh mạch, sưng hậu môn,…
- Phân ứ đọng trong trực tràng thời gian đủ lâu có khả năng sản sinh nhiều chất độc cho cơ thể mẹ như: Phenol, amoniac, indol,…
- Táo bón làm mẹ luôn nặng bụng nên thấy chán ăn. Điều này lâu ngày sẽ không có lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi khi mà cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng để đáp ứng cho con.
Trong thai kỳ, mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?
Nguy hiểm gì nếu mẹ bầu rặn khi bị táo bón?
Theo lý thuyết, hành động rặn nhẹ mỗi khi đi tiêu thường không nguy hiểm đối với người bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều vấn đề đối với thai phụ. Đối với câu hỏi mẹ bầu bị táo bón có nên rặn, nhiều chuyên gia đã đưa ra những tác hại của việc rặn như là câu trả lời xác đáng nhất. Đó là:
- Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn? Nếu dùng lực mạnh để rặn ép phân ra, những cơn gò tử cung sẽ xuất hiện và có khả năng lớn gây sảy thai (ở tam cá nguyệt đầu tiên) hoặc sinh non (ở tam cá nguyệt thứ ba).
- Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn? Việc gắng sức rặn tống phân ra ngoài sẽ tăng nguy cơ nứt kẽ hậu môn, dễ kéo theo nhiều bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm cho thai phụ như: Nhiễm trùng âm đạo, bệnh trĩ, sa trực tràng,… .
Vậy mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?
Qua những thông tin trên, câu trả lời chắc chắn cho “Mẹ bầu bị táo bón có nên rặn?” là “không nên” mẹ nhé! Thay vào đó, để kích thích đi tiêu, mẹ bầu nếu đã qua 3 tháng đầu thai kỳ có thể lấy tay xoa vùng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích hoạt động nhu động ruột già, giúp làm phân mềm, dễ tống ra ngoài hơn.
Nếu dưới 3 tháng thai kỳ hay đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ không nên làm theo cách này để hạn chế rủi ro sảy thai hoặc sinh non. Trường hợp tình trạng táo bón kéo dài, mẹ phải đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị an toàn và hiệu quả.
Phương pháp phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu
Tin tốt là táo bón thai kỳ không phải lúc nào cũng đáng lo ngại và có thể biến mất nếu mẹ điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt. Bên cạnh việc luôn ghi nhớ câu trả lời cho mẹ bầu bị táo bón có nên rặn là “không nên”, mẹ hãy thực hiện một số thói quen tốt sau để ngăn ngừa táo bón hoặc giảm nhẹ những triệu chứng khó chịu:
Có một thực đơn hỗ trợ tốt tiêu hóa
Để đánh bay táo bón, không còn đau đầu với câu hỏi mẹ bầu bị táo bón có nên rặn, mẹ cần ưu tiên thực đơn giàu chất xơ, khoảng 25 – 30g/bữa ăn trên tổng số 3 bữa ăn một ngày. Chất xơ sẽ làm phân mềm hơn, dễ tống ra ngoài.
Một số thực phẩm nhiều chất xơ cho mẹ bầu là:
- Trái cây tươi: Trái táo, trái bơ, trái chuối,…
- Thực phẩm nguyên hạt: Yến mạch, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Rau củ đậu: Cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải xanh,…
Đồng thời, mẹ bầu cũng cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm chứa probiotic. Bởi đây là cách cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi Lactobacillus và Bifidobacteria.
Những thực phẩm như thế chính là “trợ thủ” đắc lực cho việc đi tiêu dễ dàng mà không phải dùng lực quá nhiều, để vấn đề mẹ bầu bị táo bón có nên rặn không còn phiền đến mẹ. Một vài gợi ý rất giàu probiotic là: Sữa chua, súp miso, dưa chua, kim chi,…
Bổ sung nước
Mẹ bầu nên uống nhiều nước để phân mềm, sẽ giảm bớt áp lực lên bộ máy tiêu hóa mỗi khi đi tiêu. Lượng nước khuyến nghị cho thai phụ mỗi ngày là từ 8 đến 12 cốc, tương đương khoảng 2 – 3 lít nước.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cân nhắc bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu nước trong khẩu phần ăn với những cái tên tiêu biểu như: Dưa hấu, bưởi, dưa lê, cam, dâu tây, rau diếp, cần tây,…
Tập thể dục thường xuyên
Một vài bài tập nhẹ nhàng cho thai phụ như đi bộ chậm, yoga hay thiền cũng hỗ trợ hiệu quả hoạt động của nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp mẹ đi tiêu đều đặn và dễ dàng. Do đó, mẹ bầu được khuyên là nên có 30 phút vận động nhẹ hằng ngày.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần tránh những bài tập tiềm ẩn nguy cơ gây té ngã hay chấn thương cao như chạy bộ nhanh, đạp xe,… để hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn.
Xây dựng thói quen đi tiêu lành mạnh hơn
Thực tế, việc nhịn đi đại tiện cũng là một tác nhân lớn gây táo bón, để rồi kéo theo vấn đề nan giản như mẹ bầu bị táo bón có nên rặn. Vì thế, mẹ không những không được nhịn đi tiêu mà còn cần có thói quen ngồi trong nhà vệ sinh hằng ngày, khoảng từ 5 – 10 phút sau ba bữa sáng, trưa và tối như là lời nhắc nhở cần “làm nhiệm vụ” đến cơ thể.
Mẹ có thể đọc sách hay tạp chí (nên tránh dùng điện thoại) nhằm thư giãn tinh thần. Để duy trì tư thế ngồi xổm trong thời gian dài mà vẫn thoải mái, mẹ có thể thử hơi nghiêng người về phía trước với khuỷu tay đặt lên trên hai đầu gối.
Vậy là mẹ đã biết đáp án cho mẹ bầu bị táo bón có nên rặn là “không nên” cũng như các biện pháp phòng ngừa táo bón khi mang thai. Bằng việc ghi nhớ những thông tin ấy và nhờ sự trợ giúp y tế nếu cần, mẹ sẽ không còn phải e ngại tình trạng này trong suốt thai kỳ.