Đôi khi, tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu cần trang bị kiến thức đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi một cách tốt nhất nhé.
Vì sao mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm?
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có thể là do một số nguyên nhân. Những nguyên nhân thường gặ gây ra tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm như:
- Do mẹ bầu bị táo bón: Táo bón khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone trong cơ thể làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, hoặc do thai nhi phát triển gây áp lực lên dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Do căng thẳng, stress khi mang thai: Một số phụ nữ mang thai thường trải qua cảm giác căng thẳng và đau ở bụng dưới hoặc vùng háng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân là do các dây chằng dần giãn ra để nâng đỡ trọng lượng của thai nhi đang lớn lên mỗi ngày. Cơn đau có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế, như khi đứng dậy khỏi giường, đứng lên ghế, khi ho. Một số trường hợp cũng có thể xuất hiện tình trạng này sau một ngày làm việc hay vận động nhiều.
- Đau cơ Braxton-Hicks: Đây là nguyên nhân gây đau bụng thai kỳ trong cơn chuyển dạ giả. Ở tuần thai thứ 37 hoặc sớm hơn, nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn đau xuất hiện liên tục, kèm theo đau lưng dưới và các cơn co thắt kéo dài hơn một giờ, dù cơn đau chỉ nhẹ, vẫn nên đi khám bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sớm.
Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm khi nào nguy hiểm?
Song song việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm, mẹ bầu nên lưu ý những dấu hiệu có thể là cảnh báo nguy hiểm tới thai nhi và thai phụ như:
- Thai bị lạc vị: Tình trạng này thường xảy ra khi trứng được thụ tinh làm tổ ở ngoài tử cung hay nằm trong ống dẫn trứng. Thai lạc vị có thể xuất hiện sớm trong tuần thứ 4 hay mang thai 7 tuần đau bụng lâm râm.
- Đau bụng do sảy thai: Sảy thai tự nhiên thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ và thường bắt đầu với dấu hiệu chảy máu âm đạo. Sau đó, mẹ bầu có thể cảm thấy đau bụng lâm râm kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày. Khi xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ hoặc nặng, cơn đau bụng có thể đột ngột hoặc liên tục, với mức độ từ nhẹ đến nặng và có thể lan xuống vùng lưng dưới và xương chậu.
- Đau bụng do thai phụ chuyển dạ sớm: Tình trạng này thường xảy ra khi thai phụ xuất hiện những dấu hiệu như tăng dịch tiết âm đạo, thay đổi dịch tiết, dịch tiết âm đạo lẫn máu, âm đạo ra máu nhỏ giọt hoặc lượng máu tương tự ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau với tần suất liên tục và kéo dài, đau vùng lưng dưới, đặc biệt nguy hiểm với các trường hợp chưa từng bị đau lưng.
- Đau do bong nhau thai: Đây là tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, với các biểu hiện phức tạp như chảy máu đột ngột và có thể vỡ ối trước khi ra máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai: Tình trạng này d triệu chứng nhiễm đặc trưng bởi các triệu chứng nhiễm khuẩn bàng quang, đau, nóng rát khi tiểu, đau lâm râm, đau bụng dưới, tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát, mùi nước tiểu khó chịu… Ở trường hợp này, nếu không đi khám sớm có thể ảnh hưởng tới thận, gây sinh non. Một số dấu hiệu nhiễm khuẩn đường tiểu là sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi, đau vùng lưng dưới hoặc đau một bên mạng sườn, nước tiểu lẫn máu…
Một số biện pháp khắc phục
Tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm là do nhiều nguyên nhân. Nếu không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm, mẹ bầu có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm nhé:
- Chia thành nhiều bữa ăn một ngày: Thay vì ăn một bữa lớn mỗi ngày, mẹ bầu nên chia thành nhiều bữa nhỏ và kết hợp với vận động thể lực nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh và tốt hơn.
- Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ bầu hãy ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm nhiều chất xơ, gồm cả xơ hoà tan và xơ không hòa tan. Vì nhóm thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hoá của phụ nữ mang thai hoạt động dễ dàng hơn.
- Tránh các hoạt động không phù hợp: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh, thực hiện những tư thế đột ngột như đứng lên ngồi xuống… Những hoạt động này có thể làm tổn thương cho dây chằng, gây ra các cơn đau ngoài ý muốn cho mẹ bầu.
- Chườm ấm hoặc tắm nước ấm: Thói quen tốt này sẽ giúp cơ thể của các chị em được thư giãn, cải thiện tình trạng đau bụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho thích hợp nhé.
- Chọn tư thế nằm hoặc ngồi phù hợp: Trong suốt thai kỳ, mẹ nên thực hiện các tư thế sinh hoạt thích hợp như ngồi nửa nằm, kê cao chân, đặt gối sau phía lưng… Các mẹ có thể dùng những loại gối chuyên dụng cho phụ nữ để giúp cải thiện tình trạng đau bụng một cách hiệu quả và an toàn.
- Nghỉ ngơi và vận động phù hợp: Các chị em trong giai đoạn thai kỳ nên nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Tình trạng mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm chưa hẳn đã là tình trạng nguy hiểm. Tuy vậy, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, các chị em nên thường xuyên khám thai, đồng thời nên lưu ý quan sát, theo dõi cơ thể nhé.