Mẹ&Con - Khi bé chăm chăm dán mắt vào những thiết bị kỹ thuật số như iPhone, iPad bạn đã bao giờ tự hỏi bé sẽ nhận được những gì hay chưa? Có thể bạn nghĩ bé sẽ biết thêm nhiều điều về thế giới? Nhưng không! Bé sẽ mất đi rất nhiều bao gồm cả sức khỏe, khả năng sáng tạo, kỹ năng tư duy và cả tuổi thơ vui đùa hồn nhiên bên chúng bạn. Chiêu hay đối phó với con nghiện smartphone Chùm ảnh đứa trẻ vô hồn vì nghiện Smartphone gây xôn xao cộng đồng Bố mẹ lơ là, con nghiện game khiến bác sĩ cũng... chịu thua

Đa phần các bcầm trên tay mộthiết bị kỹ thuật số thông minh không phải để tìm tri thức vì còn rất nhiều điều có sức lôi cuốn hơn thế. Những bộ phim hay, các game điện tử… là những gì dễ dàng nhất bé có thể tìm kiếm, theo dõi và thực hành hàng ngày trên các thiết bị kỹ thuật số. Tất cả những gì bé có được sau hàng giờ cắm mặt vào đó chỉ là những người bạn ảo và sự lãnh cảm đối với mọi thứ đang diễn ra xung quanh.

Ảnh hưởng của những thiết bị kỹ thuật số lên trẻ nhỏ

Mách mẹ một vài bí kíp "cai nghiện" dứt điểm thiết bị kỹ thuật số cho bé 7“các thiết bị điên tử đang thực sự chi phối và điều khiển hành vi của con người, bao gồm cả trẻ nhỏ” – Tiến sĩ tâm thần học Richard Graham và bác sĩ tâm lý Jay Watts

Thời gian bên máy tính bảng, ti-vi, điện thoại đã biến bé trở thành đứa trẻ lười biếng vận động, làm giảm đi khả năng tương tác với các mối quan hệ ngoài xã hội, đồng thời giết chết năng lực tư duy và ảnh hưởng đến hành vi cảm xúc cũng như sức khỏe của chính mình.

Tiến sĩ tâm thần học Richard Graham và bác sĩ tâm lý Jay Watts, thuộc Trung tâm tư vấn trẻ vị thành niên ở Anh cho rằng “các thiết bị điên tử đang thực sự chi phối và điều khiển hành vi của con người, bao gồm cả trẻ nhỏ”. Một khi các bé chỉ còn biết tìm đến các thiết bị này để giải tỏa cảm xúc cá nhân thì đó là lúc bố mẹ nên biết mình phải vào cuộc ngay tức khắc.

Dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện kỹ thuật số

Không còn thích thú với những hoạt động khác, cảm thấy bồn chồn khi không được tiếp xúc với thiết bị số hay luôn miệng nhắc đến việc phải online… là ba trong số những dấu hiệu điển hình nhất của một đứa trẻ đã mắc chứng nghiện thiết bị số.

1. Trở nên căng thẳng và dễ cáu gắt khi không được online

Khi thấy bé có dấu hiệu bồn chồn, căng thẳng, đứng ngồi không yên khi rời xa các thiết bị số dù chỉ vừa sử dụng trước đó ít phút nghĩa là bé đã trở thành một “con nghiện” nặng. Thực tế, đôi lúc bé có thể cảm thấy khó chịu khi không được lướt mạng, chơi game hay xem ti-vi nhưng nếu những cảm xúc này liên tục lấn át và khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt thì đâylà lúc bạn nên vào cuộc và có giải pháp để chấm dứt chuyện này.

2. Vừa dùng máy xong lại muốn tiếp tục sử dụng

Bạn thu hồi lại chiếc điện thoại và yêu cầu bé vào nhà vệ sinh để đi tiểu nhưng bé lại ra điều kiện phải tiếp tục cho bé mượn điện thoại sau khi đi vệ sinh xong. Bạn sẽ nghĩ gì khi rơi vào tình huống như thế này? Rõ ràng bé đang nhắc liên tục về việclướt mạng và có dấu hiệu không thể tách rời khỏi thiết bị số. Đây là lúc bạn nên nghiêm túc hơn nữa về những vấn đề hiện tại của con mình. Hãy tiếp tục theo dõi những hành vi tiếp theo của trẻ để có thể điều hướng kịp thời.

3. Không hứng thú với những hoạt động thú vị khác

Mách mẹ một vài bí kíp "cai nghiện" dứt điểm thiết bị kỹ thuật số cho bé 8

Bạn nên lưu tâm khi thây trẻ chỉ thích ngồi trước laptop và thoãi mái hơn khi vui chơi ngoài trời.  

Một chuyến dã ngoại hay một chuyến đi về quê nội/ ngoại sẽ luôn khiến bé nhảy cẫng lên vì vui sướng. Nhưng nếu như chúng không còn là niềm thích thú với bé hoặc thậm chí bé có thể viện một lý do nào đó để từ chối đi cùng mọi người thì đó là một dấu hiệu không tốt. Đặc biệt là khi bạn đưa cho trẻ chiếc điện thoại sẽ thấy ngay thái độ thoải mãn trên gương mặt của bé.

Bác sỹ Graham cho rằng, nếu sự miễn cưỡng tương tự gia tăng và ngày càng khó khăn để bé làm bất cứ điều gì khác ngoài việc sử dụng đồ công nghệ, thì đó có thể là những dấu hiệu của chứng nghiện thiết bị số.

4. Lượng thời gian dùng thiết bị số ngày càng tăng

Bạn nên dành thời gian để xem xét tổng lượng thời gian mà bé dành cho thiết bị số. Nếu thực sự nó đã gia tăng theo từng ngày, đó là dấu hiệu khởi phát cho chứng nghiện kỹ thuật số. Đặc biệt hơn nữa là khi bé trở nên lo lắng và sẵn sàng tranh cãi với bạn khi không được phép sử dụng chúng. Thậm chí một vài bé có thể nói với bố mẹ rằng bé không thể làm được gì khác nếu không dùng đến các thiết bị công nghệ.

Theo bác sỹ Watts: “Sẽ rất khó để bất kỳ bố mẹ nào sinh trước năm 1980 nhận ra rằng mạng xã hội và các thiết bị số đã trở thành trung tâm đời sống của các con của mình bởi hầu hết trong số họ đều trải qua một tuổi thơ với những trò chơi dân gian”.

5. Nói dối và có hành vi ranh ma chỉ để được sử dụng thiết bị số

Bé sẽ bắt đầu giấu giếm và tìm cách qua mặt người lớn để không ai có thể nhận ra bé đang dùng thiết bị nào hoặc giấu chúng ở đâu. Với kinh nghiệm chữa trị của mình, bác sỹ Graham nói rằng, những trẻ có nguy cơ nghiện kỹ thuật số “sẽ luôn tìm mọi cách để người lớn ít hỏi han nhất về việc dùng thiết bị công nghệ. Nhưng thực chất trẻ luôn lén lút sử dụng chúng trong bí mật”.

Dùng cách nào để điều trị chứng nghiện công nghệ của bé?

Sau khi đã nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ về việc con mình nghiện kỹ thuật số, bạn nên tìm các biện pháp để giúp trẻ thoát khỏi chúng và có một tuổi thơ thật ý nghĩa. Bằng chuyên môn và kinh nghiệm chữa trị của mình, bác sỹ Graham đã đưa ra một phương pháp trị nghiện kỹ thuật số trong vòng 72 tiếng như sau:

Bước 1: Cách ly bé khỏi thiết bị công nghệ

Mách mẹ một vài bí kíp "cai nghiện" dứt điểm thiết bị kỹ thuật số cho bé 9

Theo tiến sĩ Graham, “điều quan trọng nhất là phải hạn chế được thời gian dùng công nghệ và ngăn ngừa trẻ phụ thuộc vào chúng”

Bất kỳ đứa trẻ nghiện kỹ thuật số nào cũng sẽ khó chịu và cảm thấy buồn bực trong người khi bước đầu cách ly khỏi chúng. Ngay cả bạn cũng rất khó cầm lòng trước những lời cầu xin và vô vàn lời hứa khác của bé. Nhưng đây là lúc bạn nên cương quyết để từ chối tất cả. Tuy nhiên, nếu bé quá khó khăn để chấp nhận chuyện này, bạn có thể khuyến khích bé tham gia vào những hoạt động thể chất khác. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nghiện của mỗi bé để tùy tình huống xử lý. Theo tiến sĩ Graham, “điều quan trọng nhất là phải hạn chế được thời gian dùng công nghệ và ngăn ngừa trẻ phụ thuộc vào chúng”.

Tuy nhiên, bác sỹ Wattskhẳng định lại rằng, cách ly không phải là cách phù hợp đối với các trẻ đang ở tuổi vị thành niên vì lúc này các trẻ đang bị chi phối bởi các yếu tố xã hội.

Bước 2: Đặt ra một vài thỏa thuận

Nếu quá khó khăn trong việc cắt đứt đột ngột mối quan tâm hàng đầu của bé đối với kỹ thuật số, hãy cố gắng đặt ra một vài thoả thuận. Chẳng hạn, tuyệt đối không cho phép bé và bất cứ ai trong gia đình dùng các thiết bị công nghệ trong bữa ăn, những lúc gia đình quây quần và các ngày nghỉ cuối tuần. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát dần thói quen phụ thuộc của bé.

Bước 3: Dành thời gian ở bên con

Mách mẹ một vài bí kíp "cai nghiện" dứt điểm thiết bị kỹ thuật số cho bé 10

Thời gian bạn dành ra để đi chơi và nói chuyện cùng con sẽ là liều thuốc cai nghiện hiệu quả nhất cho bé.

Trên hết, mọi đứa trẻ đều rất cần được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Nếu như bạn không để mặc trẻ ngồi hàng giờ bên chiếc iPad, iPhone để rảnh tay làm những việc riêng hoặc chính bạn cũng là một con nghiện của công nghệ thì chắc hẳn bé sẽ khó có cơ hội để tiếp xúc với những thiết bị này. Do vậy, hãy bắt đầu từ chính bạn để thay đổi thói quen của con mình. Thời gian bạn dành ra để đi chơi và nói chuyện cùng con sẽ là liều thuốc cai nghiện hiệu quả nhất cho bé.

Trong trường hợp bé nghiện nặng và có những thay đổi tâm lý bất thường, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các trung tâm tư vấn tâm lý hoặc y tế.

Tags:

Bài viết liên quan