Mẹ và Con - Sinh non sẽ khiến bé yêu của bạn thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên vì thế mà lo lắng, bởi nếu biết chăm sóc trẻ sinh non đúng cách, trẻ vẫn sẽ phát triển toàn diện về thể chất và trí lực như bao bạn bè của mình.

Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng thường “thiệt thòi” hơn so với các trẻ khác vì lúc này các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa thật sự phát triển đầy đủ. Vì thế, trẻ sinh non thường nhẹ cân hơn, yếu ớt hơn, sức đề kháng yếu hơn và cũng dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn so với trẻ ra đời đủ tháng.

Việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Và đây là bí quyết Mẹ và Con muốn chia sẻ cùng bạn. 

chăm sóc trẻ sinh non

Thế nào được tính là trẻ sinh non?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sinh non là tình trạng em bé chào đời quá sớm, khi mẹ lâm bồn từ tuần thứ 20-37 của thai kỳ. Trẻ sinh càng sớm thì nguy cơ gặp các biến chứng về sức khỏe càng cao.

Khi chào đời thiếu tháng, trẻ có thể bị bại não, khiếm khuyết về nhận thức, xuất huyết não, nhiễm khuẩn đường ruột… Trong một số trường hợp nhẹ hơn, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm biết đi…

Nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe đối với trẻ sinh non sẽ cao hơn nếu trẻ chào đời trước tuần thai thứ 34. Tuy nhiên, trẻ chào đời trong khoảng tuần 34-37 cũng có một số nguy cơ về sức khỏe nhất định. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh hơn, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng hàng đầu

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung và chăm sóc trẻ sinh non nói riêng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu.  Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu, cung cấp đầy đủ các yếu tố về dinh dưỡng và miễn dịch để trẻ có thể phát triển, chống chọi với các loại bệnh. Việc bú sữa mẹ có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường ruột,…

Do đó, khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này. Để chăm sóc trẻ sinh non phát triển đúng với biểu đồ tăng trưởng, cần đáp ứng lượng sữa cần thiết cho trẻ:

  • Ngày thứ nhất 60 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ hai 90 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ ba 120 ml/kg/ngày
  • Ngày thứ tư 150 ml/kg/ngày

Với lượng sữa này, nên chia ra cho trẻ bú từ 8-12 lần/ngày hoặc điều chỉnh tùy theo nhu cầu của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non

cách chăm sóc trẻ sinh non

Với trẻ sinh non trong những ngày đầu tiên, trẻ thường có lượng ăn ít và có thể cần phải truyền thêm Glucose 5-10% 80-100 ml/kg. 

Tuy nhiên, trước khi truyền Glucose 5-10% cho trẻ, mẹ nên kiên nhẫn để cho trẻ bú sữa vì lúc này cơ miệng của trẻ tương đối yếu, không đủ sức để hút sữa. Do đó, mẹ không nên nản lòng mà tìm cách hỗ trợ trẻ phù hợp. Mẹ cũng có thể phối hợp giữa việc cho trẻ bú với việc đút sữa cho trẻ để trẻ có thể uống đủ lượng sữa cần thiết trong ngày.

Bên cạnh đó, để chăm sóc trẻ sinh non đầy đủ dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất như:

  • Axit folic 50 microgram/ngày
  • Vitamin D 800 đv/ngày từ khi trẻ ăn qua đường miệng
  • Vitamin K 1-2mg/ngày (tiêm bắp) hoặc 1 mg/tuần (uống) cho đến khi trẻ đủ 40 tuần tuổi thai hiệu chỉnh
  • Vitamin C 50mg/ngày x 1 tháng
  • Vitamin B1 1mg/ngày x 1 tháng 
  • Vitamin E 20mg/kg/ngày, từ tuần thứ 2×3-4 tuần
  • Sắt Sulfat 2mg/ngày từ tuần 4-6

Cần lưu ý rằng, trong quá trình chăm sóc trẻ sinh non, không nên tự ý bổ sung bất kỳ loại thuốc nào mà cần xin sự ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh non, thiếu tháng tại nhà đúng cách

Thông thường, trẻ sinh non sẽ được theo dõi tại bệnh viện một thời gian cho đến khi sức khỏe ổn định thì mới được về nhà. Sau khi trẻ được xuất viện, tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào việc chăm sóc của người lớn như thế nào.

Do đó, chăm sóc trẻ sinh non là vô cùng quan trọng, đòi hỏi ba mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Cho trẻ ăn

Khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, cần lưu ý chuẩn bị nguồn sữa mẹ để trẻ có thể tăng cường sức đề kháng, tăng cân tốt, bắt kịp với nhịp tăng trưởng. Trong trường hợp sữa mẹ không về kịp hoặc về quá ít, có thể xin sữa mẹ tại các ngân hàng sữa để bổ sung cho trẻ.

Nếu buộc phải chăm sóc trẻ sinh non bằng sữa công thức, nên cho trẻ dùng thử một ít và kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng sữa hoặc rối loạn tiêu hóa hay không. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ dùng sữa.

Cẩn thận trẻ bị trào ngược dạ dày

Trẻ sinh non, thiếu tháng thường có nguy cơ nôn trớ và bị trào ngược dạ dày thực quản cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ 1 ít sữa ở khóe miệng sau khi bú thì đây là hiện tượng bình thường, có thể khắc phục bằng cách bế đầu trẻ cao hơn.

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn ra nhiều lần trong ngày, kể cả khi không bú sữa thì có thể là do trào ngược dạ dày. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa để có thể điều trị. Bởi trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, chậm tăng cân, bị viêm phổi tái diễn…

Chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Vệ sinh trẻ sinh non

Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi chăm sóc trẻ sinh non chính là vấn đề vệ sinh. Bạn nên chủ động thay quần áo cho trẻ mỗi ngày, tắm cho trẻ với nước ấm (khoảng 36,5-37 độ), thay tã và quần áo ngay khi ướt…

Ngoài ra, người chăm sóc trẻ sinh non cũng cần tuân thủ các nguyên tắc như: rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi chăm sóc trẻ, không hút thuốc lá ở gần trẻ, không tiếp xúc với trẻ nếu đang bị cúm hoặc mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp…

Cho trẻ ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sinh non. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ngủ từ 16-20 tiếng mỗi ngày, sau khi bú sữa. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ liên tục mà bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ sinh non cần chủ động gọi trẻ dậy sau mỗi 4 tiếng để trẻ có thể bú sữa, tránh việc trẻ ngủ lâu dẫn đến đói bụng và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Ngoài ra, một số lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ của trẻ sinh non gồm có:

  • Để trẻ nằm ngửa, không để trẻ nằm sấp để tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Không kê gối ôm hoặc gấu bông xung quanh trẻ
  • Không cho trẻ nằm nệm quá mềm
  • Nên cho trẻ nằm ngủ riêng trong nôi, không ngủ cùng với người lớn

Tiêm phòng

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, nên chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm ngừa đầy đủ. Trẻ sinh non cần được tiêm đầy đủ các loại vắc xin, điển hình là viêm gan siêu vi B (VGSV B), lao (BCG), bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, phế cầu… 

Chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả

Massage cho bé

Trong quá trình chăm sóc trẻ sinh non, nên thường xuyên thực hiện việc massage cho bé. Bố mẹ nên là người chủ động thực hiện việc massage này thay vì nhờ sự trợ giúp của người thân. Khi massage, nên chủ động âu yếm, vuốt ve để trẻ có thể có giấc ngủ ngon, tăng trưởng tốt, phát triển đều cả về thể chất lẫn tâm lý.

Áp dụng phương pháp da kề da

Da kề da – phương pháp Kangaroo giúp chăm sóc trẻ sơ sinh vô cùng hiệu quả. Bố mẹ chỉ mặc tã cho bé và bắt đầu đặt bé nằm trên ngực mình, quay đầu của bé sang một bên, để tai bé áp vào tim bố mẹ. Phương pháp này giúp bố mẹ và bé có mối liên kết tốt hơn, thúc đẩy quá trình cho bé bú và giúp bé cải thiện sức khỏe.

Hành trình nuôi dưỡng, chăm sóc con, nhất là chăm sóc trẻ sinh non sẽ thật nhiều gian nan. Tuy nhiên, Mẹ và Con vẫn luôn đồng hành cùng bố mẹ trong suốt hành trình này. Vì thế, hãy theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết bổ ích, thú vị, bạn nhé!

Bài viết liên quan