Mẹ&Con - Có một số cha mẹ thường suy nghĩ rằng không nên khen trẻ quá nhiều vì điều đấy sẽ khiến trẻ tự mãn, kiêu căng và không cố gắng nữa. Hoặc  một số chuyện nên la rầy để trẻ sợ không dám lặp lại nữa. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, vì có thể ảnh hưởng nặng nề đến tâm lí của trẻ

Mỗi người có một mức chịu đựng khác nhau, nên khi cứ giữ suy nghĩ “Trước đó mình cũng bị cha mẹ như thế này, thế kia vẫn tốt” thì thật sự rất sai lầm. Cha mẹ nên biết trẻ em ngay từ nhỏ thường muốn làm chúng ta vui, dù đôi khi điều đấy không tốt nhưng trẻ không thể suy nghĩ sâu xa được như người lớn. Vậy nên, lời nói của cha mẹ đối với việc làm của trẻ rất quan trọng trong việc kiến tạo hành vi của trẻ.

tâm lí của trẻ

Tâm lí của trẻ ở từng giai đoạn sẽ khác nhau

Cũng đã từng trải qua giai đoạn “ẩm ương” này, ít nhiều phụ huynh cũng hiểu trẻ muốn và không muốn điều gì khi giao tiếp với người lớn cũng như trong sinh hoạt thường ngày. Lời nói của cha mẹ có sức ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh lý của trẻ,nhất là đang trong độ tuổi phát triển nhạy cảm, vì vậy để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái, bạn hãy nhớ những điều cơ bản dưới đây nhé:

Lời khen giúp củng cố tâm lí của trẻ

Thay vì suy nghĩ khen nhiều sẽ khiến trẻ tự mãn, kiêu căng thì bạn nên nghĩ rằng khen trẻ nhiều sẽ khiến trẻ tự tin hơn và phát huy những mặt tốt đó. Ví dụ như trong đợt kiểm tra lần trước, trẻ chỉ có 6 điểm nhưng lần này lên được 7 điểm, đừng nên chê trách “Điểm như thế có gì mà khoe?”, “Con người ta đến tận 9 điểm”

tâm lí của trẻ

Lời khen sẽ giúp trẻ cảm thấy vui hơn rất nhiều

Những câu nói như thế sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương và không muốn cố gắng nữa. Việc bạn nên làm là vừa khen vừa khuyến khích trẻ, ví dụ như “Con đã rất cố gắng rồi đúng không?”, “Nhưng mà cha/mẹ tin rằng con còn có thể giỏi hơn như thế nữa cơ”, “Rất giỏi, không nên bỏ cuộc con nhé!”… Bây giờ, bạn đã thấy lời nói của chúng ta ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ như thế nào chưa? Vậy nên đừng tiết kiệm lời khen với trẻ, bố mẹ nhé!

Không nên tức giận với trẻ

Khi trẻ làm sai điều gì đó, ví dụ như làm vỡ bình hoa, thay vì tức giận, la mắng thậm chí đánh đập con thì bạn nên nói với trẻ rằng “Cha/mẹ biết con không cố ý làm như thế đúng không?”, “Con cũng không muốn chuyện này xảy ra đúng không?”, “Cha/mẹ tin rằng lần sau con sẽ không như thế này nữa”…

Muốn đồng hành cùng trẻ đang trong độ tuổi phát triển thì việc giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa với mọi sự việc rất có ích. Chính điều này sẽ khiến cho trẻ có đủ tin tưởng, tự thú nhận sai lầm của chúng với mình. Đừng vì một phút tức giận nhất thời, tuôn ra những câu nặng nề gây sát thương khiến trẻ sợ hãi, nhút nhát và khép kín hơn.

Các bậc cha mẹ cũng đừng vì áp lực bên ngoài mà đổ hết tức giận với con mình, trẻ em luôn chọn chúng ta là bạn thân ngay từ nhỏ, nên đừng vì những chuyện bên ngoài mà đẩy con mình ra xa nhé. Mọi lời nói của chúng ta đều “hằn sâu” vào tâm lí của trẻ.

Thường xuyên động viên trẻ khi gặp thất bại, khó khăn

Nên thường xuyên ủng hộ trẻ bằng những câu nói như “Cha mẹ sẽ luôn ở cạnh con”, “Con đã rất cố gắng”… Chúng ta không nên thường xuyên nhắc lại thất bại hay lỗi sai cũ của trẻ, không nên đánh đồng, so sánh những thất bại và nỗi buồn của con mình với những người khác.

Độ tuổi phát triển rất nhạy cảm, tâm lí của trẻ dễ tác động. Có những chuyện bản thân trẻ thấy rất quan trọng, nhưng khi bạn đánh đồng việc đó với những việc của người khác lại khiến trẻ thấy mình không quan trọng, cảm thấy vấn đề của mình càng lúc càng gò bó, khó khăn và dồn nén dẫn tới ấm ức, hậm hực.

tâm lí của trẻ

Lời động viên sẽ giúp trẻ nhận thấy mình có người ủng hộ và sẽ cố gắng hơn

Trẻ sẽ dần xa cách và không thường tâm sự với cha mẹ nữa, vì chúng suy nghĩ rằng “Chuyện của mình đối với cha mẹ chẳng quan trọng, có nói ra cũng cũng vô ích mà thôi!”. Vì thế có thể nói, biết cách động viên con rất quan trọng trong vấn đề trẻ có chọn và tin tưởng cha mẹ là bạn, để đồng hành trong mọi sự việc hay không.

Chúng ta nên biết rằng trong thế giới quan của trẻ, mọi sự việc tác động đến chúng đều mang áp lực vô hình dù nhỏ nhất, và trong độ tuổi phát triển, nếu dồn nén quá nhiều áp lực sẽ khiến trẻ thay đổi tính cách, trở nên tiêu cực hơn. Cha mẹ nên ở bên cạnh con nhiều và đừng tạo thêm áp lực cho trẻ dù chỉ bằng những lời nói, vì lý do là vô tình hay cố tình thì điều đó cũng sẽ làm trẻ tổn thương.

Lời nói của cha mẹ rất quan trọng đối với con mình, không nhất thiết phải xây dựng hình tượng một phụ huynh nghiêm khắc để con ngoan, con sợ. Nếu có thể, hãy làm một phụ huynh hiểu tâm lý của con trẻ để con tự khắc ngoan ngoãn và nghe lời, mẹ nhé!

Bài viết liên quan